This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Các loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon ngày nóng

Tiết trời vào hè oi bức khó chịu khiến các bé ăn không ngon, ngủ không yên. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm sau đây thường xuyên vào thực đơn của bé để các con có giấc ngủ thật an lành, kể cả vào những ngày nắng nóng.


Cá vốn nổi tiếng là loại thực phẩm tăng cường trí thông minh, ngoài ra, đây còn là loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ. Cá giàu vitamin B6, loại vitamin tham gia trong quá trình sản xuất serotonin và melatonin, hai yếu tố cực kì quan trọng trong giấc  ngủ của bé.



Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh): Việc tăng liều lượng dùng Omega-3 giúp trẻ em ngủ lâu hơn và thức dậy ít hơn vào ban đêm. Cá hồi là nguồn thực phẩm dồi dào DHA và Omega-3 rất tốt cho sự phát triển hiệu quả của não bộ ở trẻ, giúp bé phát triển một hệ thống thần kinh khỏe mạnh, ngủ ngon, sâu giấc vào ban đêm và tập trung, tỉnh táo vào ban ngày.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong sữa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là tryptophan – một chất giúp ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn thần kinh trung ương, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Đồng thời canxi trong sữa giúp đẩy mạnh sự sản xuất mentonin, giúp não bộ giảm căng thẳng và ổn định trí não, đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Trước khi bé đi ngủ, hãy cho bé uống một ly sữa ấm để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Hạt sen

Hạt sen đã từ lâu là một loại thực phẩm quý, ăn ngon và có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện giấc ngủ cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.  Tuy nhiên, dùng hạt sen phải giữ nguyên tâm sen mới có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả.

Mẹ có thể nấu chè hạt sen long nhãn, cháo hạt sen hầm thịt gà, sữa sen, ... là những món dễ ăn cho bé mà lại lành, giúp giảm chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng.

Chuối

Loại quả cực kì rẻ này rất bổ dưỡng mà lại có hương vị thơm ngon. Trong chuối có hai chất melatonin và serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bé. Ngoài ra, magie trong chuối là chất giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Tuy nhiên, thay vì để bé ăn nguyên một quả chuối, mẹ có thể xay chúng cùng với một ít kem bơ và sữa để bé dễ ăn hơn vì canxi và tryptophan có trong sữa cũng tăng cường tác dụng của melatonin và serotonin.

Trứng luộc

Ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối sẽ khiến bé khó ngủ, nhưng ăn một quả trứng luộc sẽ góp phần đưa bé vào giấc ngủ dễ hơn. Điều này trái với quan niệm cho rằng trứng luộc có thể gây đầy bụng, khó ngủ. Trên thức tế, trứng luộc có lượng lớn carbohydrates và protein, mang đến cho bé một giấc ngủ ngon và sâu.

Ngũ cốc

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh ngũ cốc nguyên hạt ít đường có thể giúp con người ngủ ngon hơn. Ngũ cốc được bổ sung thêm sữa chua có thể giúp kích hoạt chất serotonin trong não, vốn có khả năng chi phối tâm trạng và giấc ngủ. Khi mức serotonin trong cơ thể tăng cao, chúng làm cho con người cảm thấy buồn ngủ.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 4

Trong vài tháng nữa, bé có thể học cách đánh giá và bắt chước tâm trạng và sẽ cho thấy những rung động đầu tiên của sự đồng cảm. Ví dụ, nếu bé nghe thấy tiếng khóc, có thể sẽ khóc theo.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Cảm xúc của bé 7 tháng tuổi đã trở nên rõ ràng hơn. Trong vài tháng nữa, bé có thể học cách đánh giá và bắt chước tâm trạng và sẽ cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự đồng cảm. Ví dụ, nếu nghe thấy tiếng khóc, bé có thể sẽ khóc theo. Ngay cả khi chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về cảm xúc của mình, bé đang tiếp nhận mọi thứ từ bạn. Trong nhiều tháng (và năm) tiếp theo, bé có thể sao chép cách bé thấy bạn đối xử với mọi người.



Cuộc sống của mẹ: Khiến cho mọi thứ dễ dàng hơn

Mọi người đều yêu sự đơn giản, dễ dàng, hãy thực hiện những điều sau để đạt được sự dễ dàng mà ai cũng mong muốn nhé.

Tổ chức cách cung cấp. Để những thứ bạn thường dùng ở nơi cố định để luôn có sẵn khi cần. Tạo ra nơi thay tã tại mỗi tầng trong nhà là thủ thuật tuyệt vời, bạn có thể sử dụng chiếc ghế đệm dài trong phòng khách chẳng hạn. Luôn có túi tã dự phòng để bạn có thể chộp lấy nó khi đi. Cất tất cả những đồ dùng tắm và ăn của bé trong những giỏ nhựa đặc biệt ở một nơi mà bạn luôn tìm thấy chúng khi cần.

Để bé tham gia. Tắm cùng với bé sẽ tiết kiệm thời gian và cảm thấy thú vị hơn. Tạo ra trò chơi với một số việc nhà như gấp quần áo vì các bé thích bò trong đống quần áo, hoặc sắp xếp phòng của bé. Điều này cho phép bạn chăm sóc bé, vui chơi và làm xong việc cùng lúc.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 3

Răng của bé bắt đầu mọc trong khoảng từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, nhưng hầu hết các bé nhú chiếc răng đầu tiên (đặc trưng là 2 chiếc răng giữa hàng dưới) vào lúc từ 4 đến 7 tháng tuổi. Đừng lo lắng nếu có khoảng cách giữa những chiếc răng sữa.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Khi bé 7 tháng tuổi, răng bắt đầu mọc. Thời kỳ mọc răng của bé kéo dài trong khoảng từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Hầu hết các bé nhú chiếc răng đầu tiên, đặc trưng là 2 chiếc răng giữa hàng dưới, vào lúc từ 4 đến 7 tháng tuổi.

Đừng lo lắng nếu có khoảng cách giữa những chiếc răng sữa. Răng thường mọc ra từ nướu ở những góc kỳ lạ và các khoảng trống thường biến mất vào lúc 3 tuổi sau khi 20 chiếc răng sữa đã xuất hiện. Khi bắt đầu mọc răng, bé sẽ có nhiều nước dãi và la hét nhiều hơn. Bạn cũng sẽ như vậy nếu phải điều chỉnh khi có những thứ mới lạ trong miệng mình.

Cuộc sống của mẹ: Nên dành thời gian cho bản thân

Nếu bạn vẫn đang chăm sóc con toàn thời gian, chưa có ai phụ giúp, thỉnh thoảng bạn và chồng nên tạm xa bé trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ giúp cả bạn và chồng cân bằng hơn trong cuộc sống.



Bạn không cần phải xa bé quá lâu, chỉ cần một vài giờ cùng xem phim, làm việc lặt vặt là đủ. Bạn nên thử xa con vào lúc bé thức để bé tập làm quen với việc xa mẹ. Và bản thân bạn cũng nhận ra rằng không có sự bảo bọc của mẹ, bé vẫn ngoan ngoãn và nghe lời.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 2

Ở tháng tuổi này, bé sẽ bắt đầu từ chối làm theo những mệnh lệnh của bạn. Điều này không có nghĩa là bé trở nên cứng đầu, chỉ là do bé tò mò cách phản ứng của bạn mà thôi.

Tuần này, bé yêu có gì mới? 

Ở giai đoạn bé 7 tháng tuổi, bạn sẽ có lúc phải nhắc nhở hay la bé rằng điện thoại của mẹ không phải là đồ chơi, bé không được vứt trống lắc hoặc không được giật tóc của chị. Ở tháng tuổi này, bé sẽ bắt đầu từ chối làm theo những mệnh lệnh của bạn. Điều này không có nghĩa là bé trở nên cứng đầu, chỉ là do bé tò mò cách phản ứng của bạn mà thôi.

Nhớ rằng bé 7 tháng tuổi không thể nhớ những gì bạn đã nói với bé. Khi dạy bé, bạn chỉ cần là dùng một từ đơn giản “Không” và sau đó hướng bé qua việc khác để bé quên đi việc vừa xảy ra.

Cuộc sống của mẹ: Hãy yêu thương bản thân

Bạn sẽ cuống cuồng vì phải chịu trách nhiệm về một sinh linh nhỏ bé 24/7 và luôn hối hả khi xong công việc phải tiếp tục chăm sóc bé. Cũng đừng vì vậy mà bỏ quên bản thân nhé.



Giữ sức khỏe. Dù bạn có giảm cân nặng thừa sau khi sinh con hay không cũng đừng kiêng khem. Hãy tránh caffeine và thức uống có cồn vì những tác động kích thích của chúng chỉ có tính tạm thời và khi hết tác dụng sẽ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Nên tập thể dục nhẹ nhàng vài lần một tuần, đi bộ từ bãi giữ xe đến công ty hoặc cố gắng sử dụng thang bộ. Nên ngủ nhiều, gồm cả ngủ trưa nếu có thể. Thường xuyên rửa tay, tránh tiếp xúc với mắt để ngừa bị cảm lạnh.

Thường xuyên ra ngoài. Tận hưởng không khí trong lành bằng cách đi bộ hoặc làm vườn. Bé vẫn còn nhỏ, bạn nên tận dụng thời gian này trước khi bé vào tuổi chập chững. Sắp xếp một chuyến dã ngoại với bạn bè của bé hoặc chồng để có mối quan hệ, giao tiếp với những người xung quanh.

Nuông chiều bản thân. Sử dụng dịch vụ massage, chăm sóc da mặt, làm móng tay, hoặc bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thích thú. Một lần tắm lâu và dễ chịu cũng có thể tạo nên điều kỳ diệu.

Tập trung. Bạn nên cân nhắc môn yoga, một lớp học thư giãn, hít thở sâu hoặc những bài tập thư giãn khác

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 1

7 tháng tuổi bé đã có thể tự ăn và tự uống nước. Vận động và tiếp xúc với thế giới nhiều hơn khiến bé dễ bệnh hơn. Mẹ đừng xem nhẹ trực giác của mình, hãy lưu ý với bác sĩ và kiên trì đến khi mọi nghi ngờ về sức khỏe của bé được giải đáp thỏa đáng.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Đa số các trẻ tròn 7 tháng tuổi trở đi đã có thể bắt đầu tự bốc ăn bằng tay trong khi một số trẻ khác có thể bắt đầu muộn hơn vào lúc 10 tháng tuổi. Khi đến giai đoạn này, bạn có thể thử cho bé tập uống nước bằng bình có quai. Loại bình nước này thường có van ở nắp để bạn có thề điều chỉnh lượng nước nhiều hay ít. Nếu bé gặp khó khăn trong việc hút nước từ vòi, hãy tháo nắp để bé uống trực tiếp từ cốc.



Cuộc sống của mẹ khi bé 7 tháng tuổi: Tin vào trực giác của bạn

Hãy tin tưởng chính mình! Trực giác người mẹ là công cụ mạnh mẽ giúp bạn nuôi lớn bé. Mẹ là người bên cạnh và chăm sóc con hàng ngày, là người hiểu rõ con mình nhất, nên sẽ rất nhạy cảm và nhanh chóng nhận ra những thay đổi về thể chất của bé.

Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không ổn về sức khỏe, sự phát triển hay thể trạng tổng quát của con, đừng nên vội loại bỏ những cảm giác này. Thực tế nhiều cha mẹ vẫn đi trước bác sĩ hay các trung tâm y tế một bước trong việc phát hiện dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề sức khỏe của trẻ ngay cả trước khi trẻ có triệu chứng sốt, những rối loạn thể chất hoặc hành vi, hay biểu hiện chậm phát triển ở trẻ.

Mẹ nên chú ý đến trực giác trong quá trình chăm sóc bé, viết ra những quan sát của mình. Đừng ngại tham vấn bác sĩ của bé. Nếu bạn vẫn cảm thấy không được thuyết phục, hãy kiên trì cho đến khi có được câu trả lời thỏa mãn bạn. Đừng lo lắng nếu bạn phạm sai lầm hoặc quá nghi ngờ một vấn đề. Kết hợp giữa việc nhận biết những linh cảm và học hỏi từ kinh nghiệm, bạn sẽ dần tìm ra những gì phù hợp để chăm sóc bé khỏe mạnh.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi - tuần thứ 4

Bé thường thích chơi với thú bông, đây là dấu hiệu tính độc lập đang hình thành, bé đang dần tập tách khỏi bạn. Khác biệt trong cách nuôi dạy con giữa bạn và ông bà vẫn hay xảy ra, nên khéo léo và nhẹ nhàng khi tiếp thu nhé.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Từ khi bé 6 tháng tuổi, bé sẽ có xu hướng bị cuốn hút bởi những con thú nhồi bông lớn và nhỏ. Một trong số đó thậm chí trở thành vật yêu thích của bé. Hẳn nhiên vật cưng này sẽ sớm dính đầy mũi dãi và theo bé đi khắp mọi nơi.

Đừng lo lắng vì một vật cưng “đáng yêu” như vậy có thể là dấu hiệu của tính độc lập đang hình thành. Bé 6 tháng tuổi đang tập tách dần khỏi bạn một cách chậm rãi và chắc chắn bé sẽ trở nên độc lập hơn.



Khi thêm một thành viên mới vào gia đình thú bông, hãy tìm loại đồ chơi mềm, được may chắc chắn. Những đồ chơi lành mạnh khác có thể là các loại bóng cỡ vừa và lớn, đồ chơi xây tổ, đồ chơi thú bật và những con búp bê lớn.

Một cách để biết bé có đồ chơi yêu thích không là bạn thử lấy chúng đi. Bạn sẽ thấy biểu hiện phản đối của bé khi lấy đi thứ gì mà bé thật sự thích.

Cuộc sống của mẹ: Xử trí khéo léo với ông bà

Ông bà luôn có ý tốt, chỉ là đôi khi có xu hướng quá mức!

Cố gắng giữ bình tĩnh, không quá bảo thủ hoặc không phản ứng thái quá khi ba mẹ bạn hoặc ba mẹ chồng không hài lòng, chỉ trích hay cố gắng gây ảnh hưởng đến phong cách và lựa chọn nuôi dạy con cái của bạn.

Bên cạnh đó, bỏ qua những lời khuyên không mong muốn. Tự tin về những kỹ năng làm mẹ của chính mình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để xử lý những ý kiến không mong đợi.

Ông bà có thể có nhiều năm kinh nghiệm nuôi dạy con cái nhưng bạn là mẹ của con mình, một thực tế mà bạn có thể nhẹ nhàng nhắc họ.

Tương tự như vậy, sự từng trải và kinh nghiệm của ông bà có thể rất hữu ích. Hãy cảm ơn họ về những thông tin và những lời khuyên và hòa nhã giữ ý kiến của mình nếu nó hữu ích cho bạn.

Ông bà thường rất nuông chiều bé. Bé cũng không hại gì khi được ôm ấp và yêu thương trừ khi có sự can thiệp và xáo trộn thường xuyên đến giờ ăn giấc ngủ mà bạn đã thiết lập cho bé.

Nếu phản đối một điều gì, bạn nhớ bắt đầu ý kiến của mình bằng một lưu ý tích cực. Cảm ơn ông bà về sự hào phóng của họ, và nếu bạn cảm thấy cần, nhẹ nhàng giải thích lựa chọn của bạn cho bé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi - tuần thứ 3

Bé 6 tháng tuổi đã có thể tập tự ăn bằng tay, hãy để vài mẩu thức ăn trên khay ăn của bé hoặc cho bé những miếng nhỏ thức ăn của bạn để kích thích vị giác phát triển. Trên hết, mẹ cần rà soát lịch sinh hoạt để tìm ra thời gian nghỉ ngơi ít ỏi cho mình.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Từ giai đoạn bé 6 tháng tuổi bạn sẽ gặp nhiều thử thách và cần chú ý hơn khi cho bé ăn. Bằng cách chộp lấy chiếc thìa bạn đang cầm trên tay hay giật thức ăn ra khỏi đĩa, bé đang cho bạn biết rằng bé đã sẵn sàng để thử ăn bằng tay. Hãy để vài mẩu thức ăn nhỏ trên đĩa để bé tập ăn. Tốt nhất bạn nên dùng đĩa nhựa hoặc chất liệu không vỡ.

Để làm giảm nguy cơ mắc nghẹn, bạn nên cho bé ăn khi đặt bé ngồi thẳng trong một ghế cao thay vì nằm dựa vào ghế ngồi xe hơi hoặc xe đẩy.

Bé 6 tháng tuổi đã phát triển vị giác và thích ăn nhiều món nhưng lại không có nhiều răng, vậy hãy bắt đầu với loại thức ăn bé có thể mút hoặc có thể tan dễ dàng trong miệng bé. Khi bé lớn lên, bạn có thể đút một miếng nhỏ thức ăn bạn đang dùng cho bé.

Cuộc sống của mẹ: Dành thời gian cho bản thân

Với hầu hết các bà mẹ mới, mục cuối cùng trong danh sách ưu tiên là “bản thân”. Chăm sóc con trẻ, duy trì công việc và làm việc nhà có xu hướng được đặt lên trên hết.

Tuy vậy, cũng giống như cố gắng vận hành một chiếc xe hơi khi không có nhiên liệu, ưu tiên cho bản thân là rất quan trọng vì nếu không, sẽ khó khăn hơn để điều khiển những phần khác trong cuộc sống của bạn.



Bạn chỉ có vỏn vẹn quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày, hãy thử sắp đặt lại giờ giấc mà bạn có. Thử rà soát lại xem bạn có thể tận dụng khoảng thời gian nào để nghỉ ngơi hay không.

Một cách khác để tìm ra thời gian là bạn có thể tiết kiệm vài phút từ các hoạt động hàng ngày. Nấu thức ăn cho nguyên tuần và để vào tủ lạnh. Thỉnh thoảng mua thức ăn chế biến sẵn từ cửa hàng thực phẩm. Đừng lo lắng nếu sự ngăn nắp trong nhà không theo đúng ý bạn. Yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần.

Lên lịch cho một hoạt động thường xuyên như tham gia một lớp tập thể dục hoặc ăn trưa với bạn bè. Sau đó, học cách tận dụng tối đa những lúc nghỉ bằng cách lên một danh sách những hoạt động cho bản thân mà bạn bỏ lỡ.

Tìm đến những bậc cha mẹ khác và tìm hiểu cách họ xoay xở để tiết kiệm thời gian và làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn.