This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Các loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon ngày nóng

Tiết trời vào hè oi bức khó chịu khiến các bé ăn không ngon, ngủ không yên. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm sau đây thường xuyên vào thực đơn của bé để các con có giấc ngủ thật an lành, kể cả vào những ngày nắng nóng.


Cá vốn nổi tiếng là loại thực phẩm tăng cường trí thông minh, ngoài ra, đây còn là loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ. Cá giàu vitamin B6, loại vitamin tham gia trong quá trình sản xuất serotonin và melatonin, hai yếu tố cực kì quan trọng trong giấc  ngủ của bé.



Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh): Việc tăng liều lượng dùng Omega-3 giúp trẻ em ngủ lâu hơn và thức dậy ít hơn vào ban đêm. Cá hồi là nguồn thực phẩm dồi dào DHA và Omega-3 rất tốt cho sự phát triển hiệu quả của não bộ ở trẻ, giúp bé phát triển một hệ thống thần kinh khỏe mạnh, ngủ ngon, sâu giấc vào ban đêm và tập trung, tỉnh táo vào ban ngày.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong sữa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là tryptophan – một chất giúp ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn thần kinh trung ương, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Đồng thời canxi trong sữa giúp đẩy mạnh sự sản xuất mentonin, giúp não bộ giảm căng thẳng và ổn định trí não, đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Trước khi bé đi ngủ, hãy cho bé uống một ly sữa ấm để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Hạt sen

Hạt sen đã từ lâu là một loại thực phẩm quý, ăn ngon và có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện giấc ngủ cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.  Tuy nhiên, dùng hạt sen phải giữ nguyên tâm sen mới có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả.

Mẹ có thể nấu chè hạt sen long nhãn, cháo hạt sen hầm thịt gà, sữa sen, ... là những món dễ ăn cho bé mà lại lành, giúp giảm chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng.

Chuối

Loại quả cực kì rẻ này rất bổ dưỡng mà lại có hương vị thơm ngon. Trong chuối có hai chất melatonin và serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bé. Ngoài ra, magie trong chuối là chất giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Tuy nhiên, thay vì để bé ăn nguyên một quả chuối, mẹ có thể xay chúng cùng với một ít kem bơ và sữa để bé dễ ăn hơn vì canxi và tryptophan có trong sữa cũng tăng cường tác dụng của melatonin và serotonin.

Trứng luộc

Ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối sẽ khiến bé khó ngủ, nhưng ăn một quả trứng luộc sẽ góp phần đưa bé vào giấc ngủ dễ hơn. Điều này trái với quan niệm cho rằng trứng luộc có thể gây đầy bụng, khó ngủ. Trên thức tế, trứng luộc có lượng lớn carbohydrates và protein, mang đến cho bé một giấc ngủ ngon và sâu.

Ngũ cốc

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh ngũ cốc nguyên hạt ít đường có thể giúp con người ngủ ngon hơn. Ngũ cốc được bổ sung thêm sữa chua có thể giúp kích hoạt chất serotonin trong não, vốn có khả năng chi phối tâm trạng và giấc ngủ. Khi mức serotonin trong cơ thể tăng cao, chúng làm cho con người cảm thấy buồn ngủ.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 4

Trong vài tháng nữa, bé có thể học cách đánh giá và bắt chước tâm trạng và sẽ cho thấy những rung động đầu tiên của sự đồng cảm. Ví dụ, nếu bé nghe thấy tiếng khóc, có thể sẽ khóc theo.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Cảm xúc của bé 7 tháng tuổi đã trở nên rõ ràng hơn. Trong vài tháng nữa, bé có thể học cách đánh giá và bắt chước tâm trạng và sẽ cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự đồng cảm. Ví dụ, nếu nghe thấy tiếng khóc, bé có thể sẽ khóc theo. Ngay cả khi chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về cảm xúc của mình, bé đang tiếp nhận mọi thứ từ bạn. Trong nhiều tháng (và năm) tiếp theo, bé có thể sao chép cách bé thấy bạn đối xử với mọi người.



Cuộc sống của mẹ: Khiến cho mọi thứ dễ dàng hơn

Mọi người đều yêu sự đơn giản, dễ dàng, hãy thực hiện những điều sau để đạt được sự dễ dàng mà ai cũng mong muốn nhé.

Tổ chức cách cung cấp. Để những thứ bạn thường dùng ở nơi cố định để luôn có sẵn khi cần. Tạo ra nơi thay tã tại mỗi tầng trong nhà là thủ thuật tuyệt vời, bạn có thể sử dụng chiếc ghế đệm dài trong phòng khách chẳng hạn. Luôn có túi tã dự phòng để bạn có thể chộp lấy nó khi đi. Cất tất cả những đồ dùng tắm và ăn của bé trong những giỏ nhựa đặc biệt ở một nơi mà bạn luôn tìm thấy chúng khi cần.

Để bé tham gia. Tắm cùng với bé sẽ tiết kiệm thời gian và cảm thấy thú vị hơn. Tạo ra trò chơi với một số việc nhà như gấp quần áo vì các bé thích bò trong đống quần áo, hoặc sắp xếp phòng của bé. Điều này cho phép bạn chăm sóc bé, vui chơi và làm xong việc cùng lúc.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 3

Răng của bé bắt đầu mọc trong khoảng từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, nhưng hầu hết các bé nhú chiếc răng đầu tiên (đặc trưng là 2 chiếc răng giữa hàng dưới) vào lúc từ 4 đến 7 tháng tuổi. Đừng lo lắng nếu có khoảng cách giữa những chiếc răng sữa.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Khi bé 7 tháng tuổi, răng bắt đầu mọc. Thời kỳ mọc răng của bé kéo dài trong khoảng từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Hầu hết các bé nhú chiếc răng đầu tiên, đặc trưng là 2 chiếc răng giữa hàng dưới, vào lúc từ 4 đến 7 tháng tuổi.

Đừng lo lắng nếu có khoảng cách giữa những chiếc răng sữa. Răng thường mọc ra từ nướu ở những góc kỳ lạ và các khoảng trống thường biến mất vào lúc 3 tuổi sau khi 20 chiếc răng sữa đã xuất hiện. Khi bắt đầu mọc răng, bé sẽ có nhiều nước dãi và la hét nhiều hơn. Bạn cũng sẽ như vậy nếu phải điều chỉnh khi có những thứ mới lạ trong miệng mình.

Cuộc sống của mẹ: Nên dành thời gian cho bản thân

Nếu bạn vẫn đang chăm sóc con toàn thời gian, chưa có ai phụ giúp, thỉnh thoảng bạn và chồng nên tạm xa bé trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ giúp cả bạn và chồng cân bằng hơn trong cuộc sống.



Bạn không cần phải xa bé quá lâu, chỉ cần một vài giờ cùng xem phim, làm việc lặt vặt là đủ. Bạn nên thử xa con vào lúc bé thức để bé tập làm quen với việc xa mẹ. Và bản thân bạn cũng nhận ra rằng không có sự bảo bọc của mẹ, bé vẫn ngoan ngoãn và nghe lời.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 2

Ở tháng tuổi này, bé sẽ bắt đầu từ chối làm theo những mệnh lệnh của bạn. Điều này không có nghĩa là bé trở nên cứng đầu, chỉ là do bé tò mò cách phản ứng của bạn mà thôi.

Tuần này, bé yêu có gì mới? 

Ở giai đoạn bé 7 tháng tuổi, bạn sẽ có lúc phải nhắc nhở hay la bé rằng điện thoại của mẹ không phải là đồ chơi, bé không được vứt trống lắc hoặc không được giật tóc của chị. Ở tháng tuổi này, bé sẽ bắt đầu từ chối làm theo những mệnh lệnh của bạn. Điều này không có nghĩa là bé trở nên cứng đầu, chỉ là do bé tò mò cách phản ứng của bạn mà thôi.

Nhớ rằng bé 7 tháng tuổi không thể nhớ những gì bạn đã nói với bé. Khi dạy bé, bạn chỉ cần là dùng một từ đơn giản “Không” và sau đó hướng bé qua việc khác để bé quên đi việc vừa xảy ra.

Cuộc sống của mẹ: Hãy yêu thương bản thân

Bạn sẽ cuống cuồng vì phải chịu trách nhiệm về một sinh linh nhỏ bé 24/7 và luôn hối hả khi xong công việc phải tiếp tục chăm sóc bé. Cũng đừng vì vậy mà bỏ quên bản thân nhé.



Giữ sức khỏe. Dù bạn có giảm cân nặng thừa sau khi sinh con hay không cũng đừng kiêng khem. Hãy tránh caffeine và thức uống có cồn vì những tác động kích thích của chúng chỉ có tính tạm thời và khi hết tác dụng sẽ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Nên tập thể dục nhẹ nhàng vài lần một tuần, đi bộ từ bãi giữ xe đến công ty hoặc cố gắng sử dụng thang bộ. Nên ngủ nhiều, gồm cả ngủ trưa nếu có thể. Thường xuyên rửa tay, tránh tiếp xúc với mắt để ngừa bị cảm lạnh.

Thường xuyên ra ngoài. Tận hưởng không khí trong lành bằng cách đi bộ hoặc làm vườn. Bé vẫn còn nhỏ, bạn nên tận dụng thời gian này trước khi bé vào tuổi chập chững. Sắp xếp một chuyến dã ngoại với bạn bè của bé hoặc chồng để có mối quan hệ, giao tiếp với những người xung quanh.

Nuông chiều bản thân. Sử dụng dịch vụ massage, chăm sóc da mặt, làm móng tay, hoặc bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thích thú. Một lần tắm lâu và dễ chịu cũng có thể tạo nên điều kỳ diệu.

Tập trung. Bạn nên cân nhắc môn yoga, một lớp học thư giãn, hít thở sâu hoặc những bài tập thư giãn khác

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi - tuần thứ 1

7 tháng tuổi bé đã có thể tự ăn và tự uống nước. Vận động và tiếp xúc với thế giới nhiều hơn khiến bé dễ bệnh hơn. Mẹ đừng xem nhẹ trực giác của mình, hãy lưu ý với bác sĩ và kiên trì đến khi mọi nghi ngờ về sức khỏe của bé được giải đáp thỏa đáng.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Đa số các trẻ tròn 7 tháng tuổi trở đi đã có thể bắt đầu tự bốc ăn bằng tay trong khi một số trẻ khác có thể bắt đầu muộn hơn vào lúc 10 tháng tuổi. Khi đến giai đoạn này, bạn có thể thử cho bé tập uống nước bằng bình có quai. Loại bình nước này thường có van ở nắp để bạn có thề điều chỉnh lượng nước nhiều hay ít. Nếu bé gặp khó khăn trong việc hút nước từ vòi, hãy tháo nắp để bé uống trực tiếp từ cốc.



Cuộc sống của mẹ khi bé 7 tháng tuổi: Tin vào trực giác của bạn

Hãy tin tưởng chính mình! Trực giác người mẹ là công cụ mạnh mẽ giúp bạn nuôi lớn bé. Mẹ là người bên cạnh và chăm sóc con hàng ngày, là người hiểu rõ con mình nhất, nên sẽ rất nhạy cảm và nhanh chóng nhận ra những thay đổi về thể chất của bé.

Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không ổn về sức khỏe, sự phát triển hay thể trạng tổng quát của con, đừng nên vội loại bỏ những cảm giác này. Thực tế nhiều cha mẹ vẫn đi trước bác sĩ hay các trung tâm y tế một bước trong việc phát hiện dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề sức khỏe của trẻ ngay cả trước khi trẻ có triệu chứng sốt, những rối loạn thể chất hoặc hành vi, hay biểu hiện chậm phát triển ở trẻ.

Mẹ nên chú ý đến trực giác trong quá trình chăm sóc bé, viết ra những quan sát của mình. Đừng ngại tham vấn bác sĩ của bé. Nếu bạn vẫn cảm thấy không được thuyết phục, hãy kiên trì cho đến khi có được câu trả lời thỏa mãn bạn. Đừng lo lắng nếu bạn phạm sai lầm hoặc quá nghi ngờ một vấn đề. Kết hợp giữa việc nhận biết những linh cảm và học hỏi từ kinh nghiệm, bạn sẽ dần tìm ra những gì phù hợp để chăm sóc bé khỏe mạnh.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi - tuần thứ 4

Bé thường thích chơi với thú bông, đây là dấu hiệu tính độc lập đang hình thành, bé đang dần tập tách khỏi bạn. Khác biệt trong cách nuôi dạy con giữa bạn và ông bà vẫn hay xảy ra, nên khéo léo và nhẹ nhàng khi tiếp thu nhé.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Từ khi bé 6 tháng tuổi, bé sẽ có xu hướng bị cuốn hút bởi những con thú nhồi bông lớn và nhỏ. Một trong số đó thậm chí trở thành vật yêu thích của bé. Hẳn nhiên vật cưng này sẽ sớm dính đầy mũi dãi và theo bé đi khắp mọi nơi.

Đừng lo lắng vì một vật cưng “đáng yêu” như vậy có thể là dấu hiệu của tính độc lập đang hình thành. Bé 6 tháng tuổi đang tập tách dần khỏi bạn một cách chậm rãi và chắc chắn bé sẽ trở nên độc lập hơn.



Khi thêm một thành viên mới vào gia đình thú bông, hãy tìm loại đồ chơi mềm, được may chắc chắn. Những đồ chơi lành mạnh khác có thể là các loại bóng cỡ vừa và lớn, đồ chơi xây tổ, đồ chơi thú bật và những con búp bê lớn.

Một cách để biết bé có đồ chơi yêu thích không là bạn thử lấy chúng đi. Bạn sẽ thấy biểu hiện phản đối của bé khi lấy đi thứ gì mà bé thật sự thích.

Cuộc sống của mẹ: Xử trí khéo léo với ông bà

Ông bà luôn có ý tốt, chỉ là đôi khi có xu hướng quá mức!

Cố gắng giữ bình tĩnh, không quá bảo thủ hoặc không phản ứng thái quá khi ba mẹ bạn hoặc ba mẹ chồng không hài lòng, chỉ trích hay cố gắng gây ảnh hưởng đến phong cách và lựa chọn nuôi dạy con cái của bạn.

Bên cạnh đó, bỏ qua những lời khuyên không mong muốn. Tự tin về những kỹ năng làm mẹ của chính mình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để xử lý những ý kiến không mong đợi.

Ông bà có thể có nhiều năm kinh nghiệm nuôi dạy con cái nhưng bạn là mẹ của con mình, một thực tế mà bạn có thể nhẹ nhàng nhắc họ.

Tương tự như vậy, sự từng trải và kinh nghiệm của ông bà có thể rất hữu ích. Hãy cảm ơn họ về những thông tin và những lời khuyên và hòa nhã giữ ý kiến của mình nếu nó hữu ích cho bạn.

Ông bà thường rất nuông chiều bé. Bé cũng không hại gì khi được ôm ấp và yêu thương trừ khi có sự can thiệp và xáo trộn thường xuyên đến giờ ăn giấc ngủ mà bạn đã thiết lập cho bé.

Nếu phản đối một điều gì, bạn nhớ bắt đầu ý kiến của mình bằng một lưu ý tích cực. Cảm ơn ông bà về sự hào phóng của họ, và nếu bạn cảm thấy cần, nhẹ nhàng giải thích lựa chọn của bạn cho bé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi - tuần thứ 3

Bé 6 tháng tuổi đã có thể tập tự ăn bằng tay, hãy để vài mẩu thức ăn trên khay ăn của bé hoặc cho bé những miếng nhỏ thức ăn của bạn để kích thích vị giác phát triển. Trên hết, mẹ cần rà soát lịch sinh hoạt để tìm ra thời gian nghỉ ngơi ít ỏi cho mình.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Từ giai đoạn bé 6 tháng tuổi bạn sẽ gặp nhiều thử thách và cần chú ý hơn khi cho bé ăn. Bằng cách chộp lấy chiếc thìa bạn đang cầm trên tay hay giật thức ăn ra khỏi đĩa, bé đang cho bạn biết rằng bé đã sẵn sàng để thử ăn bằng tay. Hãy để vài mẩu thức ăn nhỏ trên đĩa để bé tập ăn. Tốt nhất bạn nên dùng đĩa nhựa hoặc chất liệu không vỡ.

Để làm giảm nguy cơ mắc nghẹn, bạn nên cho bé ăn khi đặt bé ngồi thẳng trong một ghế cao thay vì nằm dựa vào ghế ngồi xe hơi hoặc xe đẩy.

Bé 6 tháng tuổi đã phát triển vị giác và thích ăn nhiều món nhưng lại không có nhiều răng, vậy hãy bắt đầu với loại thức ăn bé có thể mút hoặc có thể tan dễ dàng trong miệng bé. Khi bé lớn lên, bạn có thể đút một miếng nhỏ thức ăn bạn đang dùng cho bé.

Cuộc sống của mẹ: Dành thời gian cho bản thân

Với hầu hết các bà mẹ mới, mục cuối cùng trong danh sách ưu tiên là “bản thân”. Chăm sóc con trẻ, duy trì công việc và làm việc nhà có xu hướng được đặt lên trên hết.

Tuy vậy, cũng giống như cố gắng vận hành một chiếc xe hơi khi không có nhiên liệu, ưu tiên cho bản thân là rất quan trọng vì nếu không, sẽ khó khăn hơn để điều khiển những phần khác trong cuộc sống của bạn.



Bạn chỉ có vỏn vẹn quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày, hãy thử sắp đặt lại giờ giấc mà bạn có. Thử rà soát lại xem bạn có thể tận dụng khoảng thời gian nào để nghỉ ngơi hay không.

Một cách khác để tìm ra thời gian là bạn có thể tiết kiệm vài phút từ các hoạt động hàng ngày. Nấu thức ăn cho nguyên tuần và để vào tủ lạnh. Thỉnh thoảng mua thức ăn chế biến sẵn từ cửa hàng thực phẩm. Đừng lo lắng nếu sự ngăn nắp trong nhà không theo đúng ý bạn. Yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần.

Lên lịch cho một hoạt động thường xuyên như tham gia một lớp tập thể dục hoặc ăn trưa với bạn bè. Sau đó, học cách tận dụng tối đa những lúc nghỉ bằng cách lên một danh sách những hoạt động cho bản thân mà bạn bỏ lỡ.

Tìm đến những bậc cha mẹ khác và tìm hiểu cách họ xoay xở để tiết kiệm thời gian và làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi - tuần thứ 2

Khi bé được 6 tháng tuổi, hầu như các mẹ đều trăn trở liệu con mình có phát triển cùng tốc độ với trẻ cùng lứa, đừng quá lo lắng vì trong giai đoạn này những cột mốc quan trọng liên quan đến ngôn ngữ và thể chất có thể khác biệt đáng kể giữa các bé.

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Lúc này bé có xu hướng hay dùng một bàn tay trong một khoảng thời gian và sau đó lại chuyển sang bàn tay kia. Bạn không thể nói được là bé thuận tay trái hay phải cho đến khi bé 2 hoặc 3 tuổi.



Đừng cố gắng tác động đến việc ưu tiên dùng tay của bé 6 tháng tuổi vì việc này đã được hình thành trước khi bé chào đời. Ép buộc bé sử dụng một tay khi bé có xu hướng sử dụng tay kia có thể khiến bé nhầm lẫn và dẫn đến những vấn đề trong tương lai về phối hợp tay và mắt, sự khéo tay và chữ viết tay.

Cuộc sống của mẹ: Tránh so sánh 

Hầu như mẹ nào cũng có thói quen nhìn ngắm các bé 6 tháng tuổi khác, ước chừng và so sánh xem bé con của mình lớn ra sao.

Khi bạn nghe kể về trẻ khác phát triển vượt trội ở một mặt nào đó, tự nhiên bạn sẽ lo lắng hoặc thắc mắc liệu bé của bạn có phát triển bình thường không.
Tuy nhiên, đây không hẳn là một thói quen tốt vì mỗi đứa trẻ lớn lên và phát triển theo nhịp riêng của mình. Đặc biệt ở mốc 6 tháng, cột mốc quan trọng liên quan đến ngôn ngữ và thể chất có thể khác biệt đáng kể giữa các bé.

Nếu bạn trăn trở về các mốc phát triển của con, tốt hơn là tham khảo và tìm hiểu về tiến trình phát triển thông thường được áp dụng cho các bé khác.

Dù vậy ngay cả khi bạn có trong tay bảng “Những cột mốc quan trọng”, đây cũng chỉ là hướng dẫn chung. Bé có thể chệch ra khỏi mốc thời gian vì tạm thời đang tập trung cho một kỹ năng nào đó hơn những thứ khác hoặc đơn giản là bé cần thêm một ít thời gian. Tỉ lệ những bé tụt lại và phát triển chậm hơn mức thông thường là rất ít. Tuy nhiên, hãy tin vào bản năng của mình. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy gọi cho một bác sĩ nhi khoa.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi - tuần thứ 1

Bé 6 tháng tuổi bắt đầu trở nên hiếu động hơn, bé thích những bộ quần áo thoải mái. Hãy lựa chọn loại vải mềm để không chà xát cơ thể bé khi cử động. Những bộ đồ rộng rãi, co giãn và dễ thở sẽ cho bé nhiều không gian để vận động hơn

Bé 6 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Khi bé 6 tháng tuổi, bé bắt đầu trở nên hiếu động hơn. Bé thích những bộ quần áo thoải mái. Hãy lựa chọn loại vải mềm để không chà xát cơ thể bé khi cử động. Những bộ đồ rộng rãi, co giãn và dễ thở sẽ cho bé nhiều không gian để vận động hơn.

Tránh những quần áo có chất liệu thô hoặc có mép may cộm ngứa hay có những dây cột dài vì có thể gây nghẹt thở cho bé và bất kỳ những gì có thể ảnh hưởng đến bé lúc ngủ và lúc chơi đùa.





Cuộc sống của mẹ khi bé 6 tháng tuổi: Chú ý chế độ dinh dưỡng 

Việc chăm sóc bé 6 tháng tuổi không hề đơn giản và dễ gây mệt mỏi cho mẹ. Vì vậy, bạn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Đừng ăn quá nhiều một lúc vì sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Hãy ăn bữa chính vừa phải và các bữa phụ bổ dưỡng.

Bạn nên tham khảo những lời khuyên sau để có thói quen ăn uống thật lành mạnh:

Đừng bỏ bữa sáng. Mặc dù rất vội hoặc không cảm thấy đói, bạn cũng không được bỏ qua bữa sáng vì cơ thể đang cần được nạp năng lượng sau một giấc ngủ dài. Nếu bạn đã thức cả đêm để chăm sóc bé, bữa sáng này càng cần thiết.

Ăn nhiều rau xanh. Bạn nên đặt mục tiêu mỗi ngày tiêu thụ 2,5 chén rau và 1,5 đến 2 chén trái cây nhé. Nên tránh xa thức ăn nhanh và chọn những thứ lành mạnh hơn.

Ăn ít chất bột. Bạn nên ăn một lượng tinh bột vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe.

Thức uống lành mạnh. Nhớ uống thật nhiều nước đặc biệt là nước lọc và nước trái cây.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi - tuần thứ 4

Bé 5 tháng tuổi nhìn và lắng nghe thế giới gần tốt như người lớn. Khả năng giao tiếp của bé cũng đang phát triển nhanh chóng, thể hiện bằng những tiếng bập bẹ và la hét.

Bé 5 tháng tuổi tuần thứ tư phát triển như thế nào?

Bé 5 tháng tuổi đã biết nhìn và lắng nghe thế giới gần tốt như người lớn. Khả năng giao tiếp của bé cũng đang phát triển nhanh chóng, thể hiện bằng những tiếng bập bẹ và la hét. Tiếng của bé có thể diễn đạt thái độ, như là hạnh phúc, háo hức, vừa lòng hoặc phản ứng với vật hay người.

Ở tuần cuối của giai đoạn bé 5 tháng tuổi, khoảng nửa số trẻ bập bẹ, lặp đi lặp lại một âm như “ba”, “ma”, “ga” hoặc kết hợp các nguyên âm và phụ âm khác. Một số ít bé còn thêm vào một hoặc hai phụ âm, tạo ra âm thanh phức tạp hơn.

Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách tạo ra trò chơi ví dụ như “Con dê kêu “beeehee”. Hoặc, khi nghe thấy một âm bạn không xác định được, chỉ cần đáp lại một cách nhiệt tình bằng cách “Đúng rồi, đó là chiếc xe! Màu đỏ quá ha con!”. Bé sẽ phấn khích khi bạn giữ cuộc trò chuyện tiếp tục.

Cuộc sống của mẹ khi bé 5 tháng tuổi: Đối diện với mất ngủ



Chăm sóc bé mất rất nhiều thời gian và giờ giấc không ổn định. Vì vậy, bạn dễ lâm vào tình trạng mất ngủ. Khi bị mất ngủ, bạn khó tỉnh táo cho những hoạt động vào ban ngày. Bạn bè hoặc đồng nghiệp không có con nhỏ, không thể thấu hiểu cho nỗi khổ này của bạn.

Bạn cần có giải pháp để cải thiện tình trạng này:

1. Cho bé ngủ nhiều hơn vì khi bé ngủ bạn cũng có thể chợp mắt đôi chút.

2. Tranh thủ ngủ bất cứ khi nào có thể.

3. Nên có một giấc ngủ thật chất lượng vào ban đêm để phục hồi năng lượng làm việc cho ngày hôm sau.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi - tuần thứ 3

Bé 5 tháng tuổi có thể đã định vị được những đồ vật nhỏ và nhận diện thông qua hình khối, màu sắc. Đây cũng là thời điểm mẹ có thể bắt đầu tìm một người trông trẻ hay chỉ đơn giản là người giúp việc khi bạn chơi với bé.

Bé 5 tháng tuổi tuần thứ ba phát triển như thế nào?

Khi bé 5 tháng tuổi tuần thứ ba, bé đã định vị được những đồ vật nhỏ và dõi theo những thứ đang chuyển động. Ở thời điểm này, bé đã có thể nhận ra một đồ vật dù chỉ nhìn thấy một phần của nó, chẳng hạn món đồ chơi yêu thích của bé thò ra dưới một tấm chăn.

Đây sẽ là cơ sở cho những trò chơi trốn tìm nho nhỏ mà bạn sẽ chơi với bé trong những tháng tiếp theo. Bé 5 tháng tuổi cũng có thể theo sau một đồ vật ngoài tầm nhìn của bé.



Mẹ cũng bắt đầu phải để ý vì chỉ một giây thôi là bé đã có thể với tới một vật hình khối trên bàn nếu bạn bế bé gần vật đó!

Cuộc sống của mẹ khi bé 5 tháng tuổi: Cần tìm người trông trẻ!

Khi bé 5 tháng tuổi, mẹ cần nghĩ đến việc tìm người trông trẻ. Đây là một quyết định lớn. Có lẽ phần khó khăn nhất là tìm kiếm và lựa chọn một người mà bạn thích và tin tưởng, đặc biệt khi những thành viên gia đình hay bạn thân không thể giúp bạn được.

Tham khảo bạn bè, hàng xóm và các bậc cha mẹ trẻ khác là cách tuyệt vời để xác định các ứng viên. Nhiều trung tâm giúp tìm người trông trẻ mà bạn có thể thuê một ứng viên đã được sàng lọc trước. Bạn cũng có thể thử đăng tin ở các trung tâm hỗ trợ việc làm dành cho sinh viên.

Một lựa chọn khác là trao đổi thời gian trông trẻ với bà mẹ hoặc cặp vợ chồng khác với hình thức là một nhóm các bà mẹ thay phiên trông trẻ cho nhau. Điều này có thể khiến bạn yên tâm hơn.

Có một số yếu tố quan trọng để cân nhắc khi tìm người trông trẻ gồm độ tuổi, kinh nghiệm, kiến thức về sơ cứu, hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo ý kiến của những người là ứng viên giúp trông trẻ trước đây, đồng thời phỏng vấn kỹ lưỡng giúp bạn đánh giá tính nết, cá tính và trình độ của người trông trẻ.

Cũng cần quan sát cách người trông trẻ tiếp xúc với con bạn. Bạn có thể lựa chọn hình thức giúp việc nhà theo giờ cho bạn khi bạn trông bé.

Khi bạn chọn được một người trông trẻ, nên yêu cầu cô ấy đến sớm một chút để bạn có thể trao đổi với cô ấy vài chi tiết cần thiết.

Hãy để cô ấy tham khảo trình tự những việc bạn làm cho bé. Cung cấp cho cô ấy tất cả những thông tin quan trọng: số điện thoại liên lạc để gọi cho bạn và bác sĩ của con bạn, lối thoát hiểm trong nhà, vị trí tủ sơ cứu và dự trữ khi khẩn cấp, thông tin y tế của bé.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi - tuần thứ 2

Bé 5 tháng tuổi đã bắt đầu thể hiện một trong những dấu hiệu cảm xúc quan trọng: biết lạ! Hãy tập cho bé làm quen với người khác, bé cần sự kiên nhẫn và thấu hiểu của bạn để vượt qua giai đoạn phát triển rất quan trọng này.

Bé 5 tháng tuổi tuần thứ hai phát triển như thế nào?

Trong tuần thứ 2 ở giai đoạn bé 5 tháng tuổi, bé bắt đầu thể hiện những dấu hiệu sợ người lạ, một trong những sự kiện lớn đầu tiên khá quan trọng về cảm xúc. Bé nép sát vào người thân và lo sợ những gương mặt lạ lẫm xung quanh, thậm chí bé khóc òa lên khi một người lạ bất ngờ tiếp cận bé.

Ghi nhớ điều này khi bạn ở gần những người bé không biết, và cố gắng không bối rối khi bé khóc trong vòng tay người khác. Bạn chỉ cần nhận lại bé và xoa dịu bé bằng cách ôm ấp. Nói với bạn bè và người nhà để họ tiếp cận bé con của bạn từ từ và nhẹ nhàng.



Tình huống lo sợ người lạ không có nghĩa là bạn phải tránh bé tiếp xúc với những khuôn mặt mới vì bé sẽ có cơ hội mở rộng sự giao tiếp của mình. Chỉ cần nhớ bé 5 tháng tuổi đang cần sự kiên nhẫn và thấu hiểu của cha mẹ để vượt qua giai đoạn phát triển rất quan trọng này.

Cuộc sống của mẹ khi bé 5 tháng tuổi: Tập cho bé làm quen với người khác

Nếu khi mang thai bạn lo lắng liệu bé yêu có gắn kết với bạn không thì lúc này sự gắn kết đó đã “quá chặt chẽ”. Bé la khóc cự tuyệt nếu ai khác lại gần, thậm chí cả với bố!

Khi con bạn từ chối những người xung quanh không chỉ làm họ nản lòng mà quan trọng là bạn sẽ phải một mình gánh nhiều việc. Đó là lý do tại sao mẹ phải giúp bé 5 tháng tuổi tập làm quen với người khác. Đây là một phần quan trọng trong việc hòa nhập của bé.

Sự gắn kết lâu dài mạnh mẽ sẽ lớn dần thông qua các tiếp xúc thông thường hàng ngày, vì vậy hãy phân chia công việc và khuyến khích bố tham gia vào những việc chăm sóc bé cơ bản nhất như thay tã, tắm bé và cho bé ăn.

Để anh ấy bế bé đi vòng quanh khi bắt đầu một ngày mới và dành thời gian chơi với bé. Giữ khoảng cách để bé không nghe thấy hay ngửi thấy mùi của bạn.
Cũng cần cho bé tiếp xúc với bạn bè và gia đình. Cố gắng giữ bé khi những người khác nói chuyện và chơi với bé. Sau đó, giao bé cho một người khác và ở gần bé. Cuối cùng, rời đi trong khoảng thời gian ngắn và quay trở lại.

Lặp lại bước này, dần dà tạo khoảng thời gian bạn vắng mặt lâu hơn.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi - tuần thứ 1

Bé 5 tháng tuổi đang phát triển khả năng diễn tả cảm xúc. Cha mẹ thường xuyên làm trò với những vẻ mặt khôi hài, ngộ nghĩnh sẽ khiến bé yêu cười mãi. Tình dục sau sinh cũng làm các bậc cha mẹ nản lòng, nhưng luôn có cách để hâm nóng chuyện chăn gối.

Bé 5 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Bé 5 tháng tuổi không thể diễn đạt cảm xúc của mình theo cách phức tạp như bạn, mặc dù bé có thể cho bạn biết rõ khi bé vui, buồn, khả năng diễn tả tình cảm và khiếu hài hước của bé vẫn đang phát triển.

Khi lớn hơn, bé đã bắt đầu khóc khi bạn ra khỏi phòng và thích thú khi bạn quay trở lại, bé cũng có thể giơ tay lên khi muốn được bế và vỗ vào vai bạn.



Có lẽ bạn sẽ thấy bé 5 tháng tuổi hiểu được trò đùa của bạn, bé bật cười trước những nét mặt khôi hài và cũng thử làm bạn cười. Cố giữ tiếng cười tuôn tràn bằng những vẻ mặt ngộ nghĩnh của bạn!

Cuộc sống của mẹ khi bé 5 tháng tuổi: Chuyện chăn gối sau khi sinh

Tìm được thời gian và năng lượng cho tình dục sau khi sinh khá là thách thức đối với bạn, không chỉ vậy, còn kẻ thứ ba nhỏ bé đáng yêu luôn sẵn sàng quấy khóc và chực chờ mè nheo hai bạn vào đúng thời điểm… Đừng vội nản lòng, với một chút nỗ lực và lên kế hoạch, mọi thứ đều có thể!

Hãy tán tỉnh chàng: Tán tỉnh không giống như vuốt ve trước khi quan hệ, chỉ giống như những lời chào mời, gợi ý hay nói chuyện gợi cảm mà không cần quan hệ. Tán tỉnh bạn đời trực tiếp hay trên điện thoại, qua email,… sẽ giúp cả hai có tâm trạng hứng khởi.

Chọn đúng thời điểm: Bạn không cần “ngủ lúc bé ngủ”. Giờ ngủ trưa là cơ hội gần gũi lý tưởng cho hai bạn trước khi sự mệt mỏi sẽ kéo đến sau một ngày dài.

Nào cùng hẹn hò: Không nhất thiết phải diện đồ đẹp và đi ra ngoài, đơn giản chỉ là lên kế hoạch như hẹn hò. Khi đã là cha mẹ, mát-xa cho nhau hoặc tắm chung khi bé đang ngủ có thể được gọi là hẹn hò.

Giữ khiếu hài hước: Sẵn sàng cho mọi việc không diễn ra như bình thường, chẳng hạn nếu đang nuôi bé bằng sữa mẹ, bạn có thể thấy ít sữa rỉ ra. Nếu bé bắt đầu khóc, đừng vội vàng chạy đến. Đợi vài phút xem bé có ngủ trở lại không. Nếu bé ngủ lại, bạn có lẽ đã mất hứng. Đừng dừng lại. Hãy khởi động lại bằng những vuốt ve nhẹ nhàng, chậm rãi xem sao.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi - tuần thứ 4

Hãy tạo cho bé một lịch sinh hoạt cố định để giúp bé dễ ngủ hơn. Chăm sóc bé có thể tốn nhiều thời gian, làm bạn thấy mệt mỏi và áp lực hơn cả khi đi làm. Hãy tìm cách tự cân bằng cuộc sống của bản thân nhé.

Bé 4 tháng tuổi tuần thứ tư phát triển như thế nào?

Với các bé 4 tháng tuổi, tốt nhất là bạn kiên trì giữ bé theo một lịch trình nhất định chẳng hạn như: cho bé ăn, tắm, mặc đồ ngủ, đọc sách, hát ru hoặc bật vài bản nhạc và rồi đặt bé xuống giường. Khi mẹ xây dựng một lịch sinh hoạt chặt chẽ, bé sẽ dễ chịu và dễ ngủ hơn. Một lịch trình đáng yêu sẽ cho bạn và bé nhiều thời gian để gắn bó và thư giãn. Bạn có thể luân phiên thực hiện các hoạt động trên với người bạn đời.

Cuộc sống của mẹ khi bé 4 tháng tuổi: Hãy chăm sóc bản thân

Sau giai đoạn căng thẳng, nhiều cha mẹ nhận ra mình giống như những chú đà điểu chui đầu ra khỏi cát để khám phá thế giới rộng mở hơn, thế giới mà họ tạm rời bỏ sau khi sinh bé. Vòng luẩn quẩn và kéo dài vô tận của việc chăm sóc bé có thể mệt mỏi và khác hơn rất nhiều so với việc đi làm, nhất là khi bạn đã quen với công việc có tính định hướng mục tiêu hoặc có nhiều tương tác người lớn.



Tham khảo một số cách giúp lấy lại sự cân bằng:

1. Tham gia một nhóm các bậc cha mẹ.

Tìm một nhóm các cha mẹ có chung sở thích và mối quan tâm để hỗ trợ nhau bằng những thông tin hoặc hoạt động hữu ích. Kiểm tra danh sách những thông báo hội họp từ các diễn đàn, phòng khám, câu lạc bộ địa phương, thư viện… Có những nhóm như các bà mẹ đang cho con bú, những bậc cha mẹ yêu màu sắc, những cha mẹ đang đi làm, cha mẹ thích đọc sách, các bà mẹ nội trợ và tương tự vậy. Bạn cũng có thể tìm thấy (hoặc lập) một nhóm hàng xóm chung mục đích.

2. Lên mạng. Giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình bằng email, kết nối với những người làm cha mẹ khác ở các trang mạng xã hội hoặc các diễn đàn nuôi con và làm mẹ. Đọc các blog cha mẹ khác để thấy yên lòng khi thấy những vấn đề của họ cũng tương tự như của bạn.

3. Dành thời gian cho bản thân. Đảm bảo là bạn có thời gian nghỉ ngơi thật sự, tìm cơ hội để thư giãn, tập trung vào bản thân, và có được cảm hứng. Lý tưởng nhất là có được nửa giờ mỗi ngày cho chính bạn, có thể là vào giờ nghỉ trưa.

4. Đọc sách. Giữ một cuốn sách hoặc tạp chí bên cạnh cho những lúc bé ngủ trưa. Thậm chí, chỉ để đọc vài trang một ngày, bạn có thể “thoát” khỏi thế giới thực tại hoặc học hỏi được điều gì mới mẻ.

5. Bắt đầu viết blog hoặc nhật ký. Bạn có thể tùy ý ghi lại những quan sát và cảm xúc của bạn, chia sẻ những quan sát của mình hay giữ chúng cho riêng mình. Lưu giữ là cách đơn giản bạn tôn trọng thời gian để giữ tinh thần sảng khoái. Bạn có thể duy trì một nhật ký trực tuyến trên các trang mạng.

6. Có một cuộc trò chuyện người lớn. Dù là chuyện trò trên điện thoại hoặc gặp trực tiếp, tán gẫu trên mạng với bạn, người thân, hoặc với chồng đều có thể nạp năng lượng cho bạn.

Sưu tầm

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi - tuần thứ 3

Bé đang phát triển cảm giác hài hước, hãy khiến bé cười bằng những âm thanh đa dạng hoặc biểu cảm ngộ nghĩnh. Mẹ có thể dùng máy hút sữa để tranh thủ cho bé uống khi mẹ đi làm. Một số mẹo sau giúp việc bơm sữa nơi làm việc dễ dàng hơn

Bé 4 tháng tuổi tuần thứ ba phát triển như thế nào?

Mặc dù khóc vẫn là hình thức giao tiếp mạnh nhất nhưng các bé 4 tháng tuổi đã bắt đầu phát triển cảm giác hài hước. Bé có thể cười về những bất ngờ thú vị, chẳng hạn trò ú òa khi khuôn mặt bạn xuất hiện từ bên dưới tấm chăn hoặc món đồ chơi nhảy ra từ hộp, miễn là không khiến bé giật thót vì quá ồn hoặc quá sửng sốt.



Khuyến khích bé bật cười, cười khúc khích hoặc mỉm cười với những khuôn mặt ngộ nghĩnh và nhiều cử chỉ ngớ ngẩn chung chung. Trẻ nhỏ thích nghe những âm thanh đa dạng và bạn không cần những đồ chơi hay nhạc cụ đặc biệt, chỉ đơn giản như tặc lưỡi, huýt sáo hay những âm thanh của động vật đều khiến bé vui thích.

Cuộc sống của mẹ khi bé 4 tháng tuổi: Bơm sữa tại nơi làm việc

Dùng máy hút sữa có thể giúp nhiều bà mẹ tận dụng thời gian và tranh thủ sữa cho bé bú khi đi làm. Làm như vậy giúp duy trì nguồn sữa của bạn và cung cấp sữa mẹ cho bé bú bình.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu có thể hơi khó thực hiện. Một số mẹo sau giúp việc bơm sữa ở công sở trở nên dễ dàng hơn:

Thực hành tại nhà. Làm quen với dụng cụ hút sữa và cách hút trước khi bạn quay lại với công việc. Nhiều bà mẹ khi đi làm chọn dụng cụ hút đôi bằng điện để giúp bạn hút sữa từ hai ngực cùng lúc một cách hiệu quả, nhưng có một số lựa chọn khác.

Cân nhắc những phụ kiện bơm có thể dễ dàng hơn cho bạn như áo ngực bơm không dùng tay, túi khử trùng dùng được trong lò vi sóng cho dụng cụ bơm, và túi đựng sữa mẹ. Bạn cũng nên nghĩ đến cách giữ lạnh sữa được hút ra trong khi bạn đang ở nơi làm. Nếu nơi làm việc không có tủ lạnh, bạn cần túi giữ lạnh và các gói làm lạnh.

Có kế hoạch để bơm cùng một thời điểm và nơi chỗ mỗi ngày. Nếu có thể, cố gắng thực hiện mỗi ba giờ/lần để duy trì nguồn sữa. Nhớ cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể giữa mỗi đợt.

Thư giãn để cải thiện tình trạng mất sữa. Đây là phần khó nhất. Vài bà mẹ thích giữ hình ảnh của con mình hay vật gì đó có mùi của bé để giữ đúng tâm trí. Một bài hát ru ưa thích mà bạn hát cho bé hoặc mường tượng cảnh bé đang bú cũng giúp ích phần nào.

Sưu tầm

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi - tuần thứ 2

Bé lúc này thích tự khám phá và có thể tự mình chơi trong cũi. Những lúc bé quấy khóc, dù bản năng của mẹ là chạy tới đầu tiên, nhưng hãy tạo cơ hội và hướng dẫn ba vỗ về bé để ba thêm tự tin và gắn kết với bé cũng giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi

Bé 4 tháng tuổi tuần thứ hai phát triển như thế nào?

Lúc này có thể cứ cách vài phút bé lại chơi nghịch với tay chân của mình. Các bé 4 tháng tuổi thường thích thú lặp lại một hành động nhiều lần đến khi chắc chắn về kết quả. Sau đó, bé sẽ thay đổi một chút để xem kết quả có khác biệt không.



Bạn sẽ ngạc nhiên vì phòng ngủ chợt yên tĩnh lạ lùng! Mới đây thôi bé còn mè nheo để bạn chú ý bất cứ khi nào thức giấc, giờ lại đang thích thú chơi một mình trong cũi. Thế là bạn đã bắt đầu có chút ít thời gian rảnh rồi đó dù có khi chỉ đủ để đọc tựa đề bài báo thôi.

Cuộc sống của mẹ khi bé 4 tháng tuổi: Để người bạn đời tham gia

Vì là người chăm sóc chính nên mỗi khi bé khóc, phản xạ tự nhiên của bạn là chạy tới bé ngay. Tuy vậy, cũng nên để bố có cơ hội dỗ dành bé. Điều này không chỉ cho bạn thời gian nghỉ ngơi, nó còn làm bố tự tin hơn và thêm gắn kết với bé.

Bạn có thể chỉ cho bố cách vỗ về hoặc chăm sóc bé, nhưng cũng có thể để bố được thử nghiệm và tự xoay xở để rút ra bài học. Khuyến khích và hướng dẫn bố đánh giá các nhu cầu của con khi bé quấy. Nếu bé tiếp tục khóc, anh ấy có thể thử vỗ về bằng cách ôm chặt bé, xoa lưng, hoặc mát-xa cho trẻ.

Nhiều trẻ nhỏ sẽ được xoa dịu bởi những vuốt ve nhẹ, hoặc đung đưa dịu dàng. Làm bé xao lãng là một cách thức phổ biến khác giúp bé hết khóc quấy. Bố có thể pha trò, hát, tạo những âm thanh lạ và nét mặt khôi hài để lôi kéo sự chú ý của bé, làm bé quên quấy khóc.

Sưu tầm

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi - tuần thứ 1

Bé được 4 tháng tuổi đã có thể bập bẹ những âm thanh đầu tiên như “ba”, “ma”. Giai đoạn này mẹ nên đáp lời và nói chuyện với bé nhiều để kích thích bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Mẹ cũng đã có thể bắt đầu tập luyện với những bài tập có cường độ nhẹ.

Bé 4 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Các nhà nghiên cứu tin rằng bé 4 tháng tuổi có thể hiểu được tất cả các âm thanh cơ bản hình thành nên tiếng mẹ đẻ của bé. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ có thể nói bập bẹ một vài tiếng, điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ nghe những từ mà bạn từng mơ như “mama” hay “baba”. Dù biết đây chỉ là những phát âm tự nhiên và bé 4 tháng tuổi vẫn còn quá nhỏ để hiểu đây là cách gọi ba hay mẹ, điều đó vẫn không làm giảm sự háo hức khi bạn nghe chúng.



Bạn có thể khuyến khích bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều hơn bằng cách phản ứng lại hoặc bắt chước nét mặt của bé. Khi bé 4 tháng tuổi, bé đã biết bắt chước và nói theo người lớn. Hãy nói “ba” và bé có thể cố gắng nói lại. Đáp lời, phản ứng lại khi bé làm ồn hoặc cố gắng nói điều gì đó sẽ giúp bé học về sự quan trọng của ngôn ngữ, hiểu rõ hơn về nguyên nhân và kết quả. Điều này tốt cho nhận thức về bản thân đang hình thành của một đứa bé 4 tháng tuổi vì bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng những gì bé nói tạo ra sự khác biệt.

Cuộc sống của mẹ khi bé 4 tháng tuổi: Tập thể dục sau khi sinh

4 tháng sau khi sinh là lúc cơ thể của bạn đã sẵn sàng tập luyện để lấy lại vóc dáng. Mặc dù vậy, cho đến lúc này, các khớp và dây chằng có thể vẫn còn lỏng lẻo sau nhiều tháng “mang nặng”, vậy nên hãy tập nhẹ nhàng trong những lớp tập có cường độ thấp.

Đừng lo nếu bạn đang cho bé bú vì tập luyện không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa hay thành phần sữa mẹ. Mặc dù vậy, để việc tập luyện được thoải mái, bạn nên hút sữa hoặc cho bé bú trước những hoạt động cường độ cao như chạy. Nhớ chọn mặc loại áo ngực có khả năng nâng đỡ tốt.

Bạn cũng có thể để bé tham gia vào chương trình tập luyện mới của mình. Đặt bé trong xe đẩy hoặc xe nôi khi bạn đi dạo, để bé ngồi ghế em bé khi bạn đạp xe đạp.

Tìm nhiều cách để sắp xếp việc tập luyện trong cuộc sống bận rộn của bạn. Tìm đĩa DVD tập luyện  mà bạn có thể sử dụng khi bé im lặng hoặc đang ngủ. Bạn cũng có thể thử đậu xe xa văn phòng một chút và tập đi bộ, leo cầu thang bộ vài tầng lầu. Bạn cũng có thể tìm hiểu chương trình tập ban trưa ở một phòng tập gần đó. Nếu chọn cách đơn giản và thuận tiện, nhiều khả năng bạn sẽ gắn bó với nó.

Tuy vậy, đừng quá khó khăn với bản thân, bởi việc lấy lại vóc dáng có thể cần nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bạn sẽ đi ngược lại những lợi ích lớn về tinh thần của việc tập thể dục nếu quá căng thẳng về mục đích lấy lại vóc dáng của mình. Cũng đáng để “cưng chiều” cơ thể một chút sau thành quả sinh em bé tuyệt vời.

Sưu tầm

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi - tuần thứ 4

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ cố gắng nhấc đầu và vai lên cao bằng cách chống tay. Động tác đẩy nho nhỏ này giúp tăng cường cơ bắp và cho bé quan sát tốt hơn mọi việc diễn ra. Bé thậm chí khiến bạn kinh ngạc bằng cách xoay từ sau ra trước và ngược lại.

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ tư phát triển như thế nào?

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ cố gắng nhấc đầu và vai lên cao bằng cách chống tay. Động tác đẩy nho nhỏ này giúp tăng cường cơ bắp và giúp bé quan sát tốt hơn mọi việc diễn ra. Bé 3 tháng tuổi cũng có thể khiến bạn kinh ngạc bằng cách xoay từ sau ra trước và ngược lại.



Bạn nên khuyến khích việc xoay chuyển này bằng trò chơi lắc lư một món đồ chơi về hướng bé thường xoay về và để bé thử lại lần nữa. Vỗ tay và mỉm cười khen ngợi nỗ lực của con. Bé cần được bạn trấn an và khuyến khích vì kỹ năng mới này có thể có đôi chút sợ hãi với bé.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi: Rời khỏi bé

Bạn sẽ cảm thấy dằn vặt và lo lắng ngay cả khi bé được chăm sóc bởi ông bà hay người trông trẻ đáng tin cậy. Cảm thấy hơi lo sợ về việc chia cắt với cục cưng là dấu hiệu bạn quan tâm và chăm lo cho bé. 

Để chăm sóc bé tốt, điều quan trọng là vợ chồng bạn phải có sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, ngày đi làm lại đã gần kề, bé phải tập làm quen cách sống với người khác trong thời gian dài.

Nếu bạn chưa từng thuê người trông trẻ, thử tham khảo từ các bậc cha mẹ khác mà bạn tin cậy. Khi tìm được người, nên hỏi chuyện cặn kẽ và để cô ấy ngồi với con bạn trong khi bạn làm việc nhà. Bằng cách đó, bạn có thể quan sát cách cô ấy giao tiếp với con của bạn.

Hạn chế những lúc ra khỏi nhà để mua sắm vặt. Khi bạn đi, cố gắng không để sự lo lắng thể hiện ra. Nếu bạn có vẻ lo sợ, bé sẽ nhận ra và điều đó càng khiến việc xa rời khó hơn cho cả hai.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi - tuần thứ 3

Hãy đặt bé trước gương vào buổi sáng, bé sẽ không nhận ra rằng đó là hình ảnh của mình trong gương (thường thì bé chỉ bắt đầu phân biệt được khi bước vào năm thứ hai trong đời). Bé thích nhìn chằm chằm vào ảnh phản chiếu của chính mình.



Bé 3 tháng tuổi tuần thứ ba phát triển như thế nào?

Bé đã nhận biết nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Bé tò mò xem xét mọi thứ ngay cả hình ảnh phản chiếu của chính bé. Hãy đặt bé trước gương vào buổi sáng, bé sẽ không nhận ra rằng đó là hình ảnh của mình trong gương. Thường bé chỉ bắt đầu phân biệt được khi bước vào năm thứ hai trong đời. Bé thích nhìn chằm chằm vào ảnh phản chiếu của chính mình hoặc của người nào khác và bé thể hiện niềm vui thích bằng nụ cười khanh khách.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi: Quan hệ bạn bè thay đổi

Mối quan hệ giữa bạn và mọi người xung quanh đã thay đổi từ khi bạn có con nhỏ. Có người sẽ yêu quý con bạn và cuộc sống mới của bạn, nhưng cũng có một số người không thích hoặc ganh tỵ. Bạn không thể trách móc họ vì chính bạn cũng đang thay đổi. Những cuộc vui như hát karaoke, tiệc tùng, mua sắm đến mệt lử… có thể không còn trong cuộc sống của bạn, ít nhất là trong thời gian này.

Mặc dù không thể duy trì cách sống cũ, nhưng bạn vẫn có thể chia sẻ cùng bạn bè về tình trạng mới của mình. Bạn bè không thể yêu cầu bạn không được kể về bé, và bạn cũng không thể yêu cầu bạn bè cứ nói mãi về vấn đề mẫu tử. Hãy chia sẻ những điểm chung cùng nhau. Thật tuyệt nếu thỉnh thoảng bạn có thể ra ngoài ăn trưa, chỉ hai người bạn với nhau. Đôi lúc, bạn có thể mời bạn bè đến nhà thăm bé.

Bạn có thể xa dần một vài người bạn, nhưng cũng sẽ tìm được tiếng nói chung với một số bạn mới thông qua các nhóm sinh hoạt, những nơi mà bé và bạn thường đến.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

6 loại nước uống giúp bé tăng chiều cao

Để bé nhà mình có được chiều cao lý tưởng hoặc không quá thấp luôn là mong ước của các ông bố, bà mẹ. Giúp bé phát triển chiều cao 1 cách toàn diện mẹ hãy chú ý tăng cường các loại thức uống sau cho bé nhé.

Chỉ ra 6 loại thức uống giúp trẻ 1- 3 tuổi tăng chiều cao tối ưu

1. Nước ép bầu

Các mẹ thường quen với việc bầu nấu canh hoặc luộc chấm muối vừng mà không biết rằng, nước ép bầu rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Bởi lượng nước trong bầu chứa tới 96% và bầu rất giàu canxi, magie, sắt, mangan, vitamin C… đây đều là các khoáng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Nhờ vậy, trẻ sẽ tăng chiều cao nhanh hơn nếu mẹ thường xuyên cho trẻ uống nước ép bầu.



2. Sữa tươi hoặc sữa công thức

Với trẻ dưới 1 tuổi, sữa công thức chính là lựa chọn tốt nhất để hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể thay thế sữa tươi cho sữa công thức. Trong sữa tươi cũng rất giàu canxi, đặc biệt, sữa tươi có nhiều mùi vị giúp kích thích vị giác ở trẻ. Mỗi ngày, mẹ cho trẻ uống khoảng 300 – 400 ml sữa tươi.

3. Nước ép dâu

Dâu tây chứa rất nhiều viamin C, mùi vị lại dễ chịu, thơm ngon, đặc biệt khi kết hợp với sữa tươi sẽ cho ra một ly sinh tố dâu tây ngọt mát. Đó là lý do mẹ nên cho trẻ thưởng thức nước uống dâu tây để giải khát và tăng chiều cao. Vì lượng vitamin C dồi dào trong dâu tây sẽ giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn, nhờ vậy, hệ xương cũng phát triển vượt trội.



4. Nước cam, chanh, bưởi

Tương tự như dâu tây, nước cam, chanh, bưởi rất giàu vitamin C, trẻ uống thường xuyên sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại nước ép này còn có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh.

5. Sữa đậu nành

Mặc dù lượng canxi trong sữa đậu nành không dồi dào như sữa tươi, tuy nhiên, nó cũng là một trong những thức uống được các bác sĩ khuyến khích để giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu.

6. Nước lọc

Thật ngạc nhiên đúng không? Nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm stress, cơ thể khỏe mạnh, ngủ ngon. Chính vì vậy, các hormone tăng trưởng cũng hoạt động tốt và giúp trẻ tăng chiều cao.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi - tuần thứ 2

Bé 3 tháng tuổi rất thích được ôm ấp, đụng chạm, vì đó là điều quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển. Tất cả những tiếp xúc cơ thể không chỉ giúp gắn kết bạn và bé mà còn xoa dịu khi bé bị khó chịu hoặc cáu kỉnh.

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ hai phát triển như thế nào?

Các bé 3 tháng tuổi rất thích được ôm ấp, đụng chạm vì đó là điều quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển. Tất cả những tiếp xúc cơ thể không chỉ giúp gắn kết bạn và bé mà còn xoa dịu khi bé bị khó chịu hoặc cáu kỉnh.

Nên để bé tiếp xúc với những chất liệu khác nhau như lông thú giả, nỉ, vải bông… để bé bắt đầu có nhận thức về sự đụng chạm khác nhau. Một đứa bé 3 tháng tuổi có thể ăn mọi thứ ngay trong tầm với vì vậy bạn cần cẩn thận và không để bé một mình với những thứ có thể nhét vừa miệng bé.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi: Chăm sóc vóc dáng

Sinh con là trải nghiệm thay đổi cả cuộc sống và cơ thể bạn. Vùng hông và eo của bạn sẽ mở rộng hơn, bụng sẽ mềm và dễ chảy xệ. Hãy dành cho bản thân ít nhất chín tháng, như đã dành cho bé trong bụng, để tập luyện cho cơ thể trở về với hình dáng trước khi mang thai.



Thật sự rất khó để cân nặng của bạn có thể trở về như trước khi mang thai, chỉ cần cân nặng của bạn nằm trong giới hạn khỏe mạnh là được. Nếu bạn đang cho bé bú, không được áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Nếu bạn không thể giảm cân bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục, nên quản lý cân nặng bằng cách cân nhắc các loại thức ăn và thói quen ăn uống của bạn.

Những việc nên làm:

Ăn ít hơn và nhai chậm hơn. Bạn sẽ có cảm giác như đang ăn lượng thức ăn bình thường, nhưng vẫn nên ngừng ăn trước khi thấy no.

Uống nước. Mang theo nước đá trong bình giữ lạnh để có thể uống cả ngày. Cách này không chỉ có tác dụng cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mà còn làm đầy dạ dày và kiềm chế cơn đói. Trà thảo dược, cà phê đã lọc caffeine, nước ép hoặc sinh tố cũng tốt khi dùng điều độ.

Ăn nhiều thực phẩm chứa calo tốt, giảm calo xấu. Đừng từ bỏ thói quen dinh dưỡng mà bạn đã áp dụng khi mang thai.

Ăn vặt thông minh. Nên để các món ăn vặt ít calo trong nhà như trái cây và rau xanh.

Bắt đầu tập thể dục. Nhớ là sau một thời gian dài không tập, bạn phải bắt đầu từ những bài cơ bản nhất và sau đó từ từ nâng khối lượng bài tập lên

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi - tuần thứ 1

Khi được vài ngày tuổi, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên tại thời điểm này, khi đã được 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn.

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Sau khi sinh được vài ngày, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên khi bé 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn. Bé vẫn mỉm cười với người lạ, đặc biệt là khi người đó nhìn thẳng vào mắt bé và nói chuyện với bé. Lớn thêm chút nữa, bé sẽ thích ba mẹ và những người gần gũi với bé hơn.



Đôi khi bé trở nên im lặng và giao tiếp bằng mắt, tìm kiếm bạn trong phòng, huơ tay một cách hào hứng hoặc cười to khi tìm thấy bạn. Bé cũng cảm thấy dễ chịu khi ngửi hương thơm của bạn.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi: Những buồn phiền trẻ con không qua đi

Bạn cảm thấy lo lắng và đầy tâm trạng? Những người xung quanh nhận thấy tâm trạng của bạn ngày càng đi xuống? Đừng ngại ngùng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn vì có đến 10- 20% các bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Chứng trầm cảm này có thể kéo dài trong vòng hai tuần cho đến một năm và đó là một căn bệnh thật sự, cần được điều trị.

3 tháng sau khi sinh, nếu bạn vẫn chưa cảm thấy cân bằng, hãy tự kiểm tra bằng những câu hỏi sau:

Bạn có:

- Vấn đề về giấc ngủ?

- Cảm thấy kiệt sức mọi lúc?

- Mất cảm giác ngon miệng?

- Lo lắng về những điều nhỏ nhặt?

- Tự hỏi khi nào bạn sẽ lại có thời gian cho bản thân?

- Nghĩ rằng bé sẽ tốt hơn khi không có bạn?

- Lo lắng chồng sẽ mệt mỏi khi thấy bạn như vậy?

- Thường xuyên bắt gặp chồng mình ở cùng bé?

- Nghĩ rằng người khác làm mẹ tốt hơn bạn?

- Khóc vì những điều nhỏ nhặt?

- Không còn thích thú với những thứ bạn từng thích?

- Cách ly bản thân khỏi bạn bè và người xung quanh?

- Sợ khi ra khỏi nhà hoặc ở một mình?

- Bị cảm giác lo lắng tấn công?

- Nóng giận vô cớ?

- Khó tập trung?

- Nghĩ rằng mình có điều gì sai?

- Cảm giác mình sẽ luôn ở trong tình trạng này và không bao giờ khá hơn?

Nếu bạn trả lời có với ba câu hỏi hoặc nhiều hơn, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Sai lầm khi cho trẻ nhỏ chơi điện thoại, ipad

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều gia đình có điều kiện đã có thể cho trẻ tiếp xúc với các đồ điện tử từ rất sớm mà không hay biết rằng nó gây hại cho trẻ như thế nào.

1. Nguy cơ cận thị

Vì sao mà tỉ lệ trẻ bị cận thị sớm ngày một tăng cao đến mức báo động? Câu trả lời chính là từ việc bố mẹ thường xuyên cho con chơi điện thoại, máy tính bảng hay xem tivi quá nhiều. Ánh sáng từ các thiết bị công nghệ này vô cùng có hại cho mắt. Các hình ảnh và chữ quá nhỏ khiến mắt trẻ phải điều tiết liên tục, gây ra chứng cận thị, loạn thị ngay khi trẻ còn chưa đến trường.

2. Điện thoại thông minh khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, dễ thịnh nộ

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu các bậc phụ huynh cứ liên tục dùng điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị công nghệ để xoa dịu cơn bực tức, hay mè nheo của trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ trở nên hư hơn, thường xuyên cáu kỉnh và dễ thịnh nộ. Khi sử dụng smartphone trở thành thói quen, đứa trẻ đó sẽ bị thay đổi hành vi và tính cách, trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn rất nhiều. 

3. Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần

Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực internet). Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình.



Theo các chuyên gia, nếu bố mẹ thường xuyên cho con chơi smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.

4. Làm méo mó mối quan hệ với cha mẹ

Nghiên cứu cho thấy rằng, từ 0 – 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ. Trong thời gian này, não bộ của trẻ tăng 3 lần về kích thước và phát triển mạnh về tư duy, cảm xúc và tình cảm. Đây cũng là lúc lời nói và sự giao tiếp giữa bố mẹ với con sẽ kích thích phát triển về trí tuệ, và tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.

Thế nhưng, thời đại ngày nay, vì ngại phải trông con và muốn dỗ cho con nín khóc, dỗ cho con ăn, nhiều phụ huynh lại lợi dụng smartphone để làm đồ chơi cho con. Điều này vô cùng tai hại. Bởi điện thoại khiến bạn trở nên lười trông con, bố mẹ và con ít giao tiếp với nhau, mà thay vào đó là giao tiếp thường xuyên với điện thoại. Điều đó sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn giữa bố mẹ với con mà bạn không thể tưởng tượng nổi.

5. Lạm dụng điện thoại cho con chơi có thể gây nghiện

Các thiết bị công nghệ luôn là một thế giới đầy cuốn hút và thú vị với mọi đứa trẻ. Một khi đã sử dụng như một thói quen, đứa trẻ có thể bị “nghiện” smartphone. Đã có rất nhiều gia đình gặp phải tình trạng này. Nếu không được chơi smartphone con sẽ không ăn, không ngủ, quấy khóc và đập phá đồ đạc. Bạn có thể vô tình coi thường những biểu hiện này. Nhưng nó lại là một tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc của bé đang phát triển một cách hết sức tiêu cực, và đáng lo ngại đấy.

6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể.

Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.

7. Ảnh hưởng đến khả năng học hỏi

Theo một nghiên cứu, điện thoại thực sự có hại cho khả năng học hỏi của trẻ vì nó làm trẻ sao lãng sự chú ý. Bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston cảnh báo rằng: “Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học”

Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.

8. Hạn chế khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp của trẻ chỉ được rèn luyện và bồi đắp khi chúng thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện trực tiếp với người khác. Nhưng nếu bạn để con chơi điện thoại, thì bé sẽ chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì khác nữa. Con không muốn giao tiếp hay trò chuyện với ai cả, trẻ trở nên vô tâm, không có hứng thú với mọi thứ mà chỉ chuyên tâm với chiếc điện thoại mà thôi. Lâu dần, cảm xúc của trẻ chậm phát triển, các kỹ năng trò chuyện, giao tiếp vô cùng hạn chế.

9. Có thể dẫn tới béo phì

Nếu một đứa trẻ bị nghiện smartphone, chúng sẽ lười vận động hay di chuyển mà chỉ thích ngồi một chỗ để chơi mà thôi. Hoạt động thể chất bị hạn chế, sẽ làm tăng cân. Theo một nghiên cứu, trẻ em dùng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ sẽ tăng 30% khả năng mắc các bệnh béo phì, sau đó dễ bị bệnh tiểu đường, có nguy cơ đột quỵ cao và đau tim.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi - tuần thứ 4

Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, ngay cả ở giai đoạn sớm này, cũng có nhiều lợi ích. Lắng nghe bạn đọc giúp tai bé quen với ngữ điệu của ngôn ngữ nói. Bạn nên thay đổi nhịp đọc, sử dụng các âm giọng khác nhau và hát sẽ khiến bé thích thú hơn.

Bé 2 tháng tuổi tuần thứ tư phát triển như thế nào?

Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe vì dù sớm nhưng việc này cũng mang lại nhiều lợi ích. Những lúc lắng nghe bạn đọc, tai bé sẽ quen với ngữ điệu của ngôn ngữ nói. Bạn nên thay đổi nhịp đọc, sử dụng các âm giọng khác nhau và hát sẽ khiến bé thích thú hơn. Nếu bé nhìn đi hướng khác hoặc giảm sự quan tâm trong khi bạn đọc, bạn nên làm việc khác và để bé nghỉ ngơi. Hãy hành động thích hợp tùy theo phản ứng của bé.



Bạn sẽ tìm thấy nhiều cuốn sách hay để đọc cho bé 2 tháng tuổi như Sự tích chú cuội cung trăng, Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt… Bạn nên chọn những cuốn sách khổ lớn có những hình vẽ, màu sắc tươi vui và câu văn đơn giản hoặc những cuốn sách hình không lời để bạn tự kể lại. Ở giai đoạn này, bạn không phải tuân theo các chỉ dẫn về độ tuổi một cách mù quáng. Những cuốn sách dành cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể cuốn hút bé nếu chúng có hình ảnh sinh động, rõ ràng và màu sắc tươi sáng.

Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi: Xử lý những lời khuyên không mong đợi

Khi bạn có con nhỏ, tất cả mọi người trên thế giới dường như đều có ý kiến để chia sẻ: “Bé không nên mặc áo len?”, “Bé sẽ không lớn nhanh và khỏe mạnh nếu không cho bé ăn các thức ăn cứng từ bây giờ”, “Nếu để bé ngậm núm vú thì sẽ hư răng!”… Dù những lời khuyên có đúng hay sai, tất cả là sự xâm phạm khiến bạn rất khó chịu.

Làm sao để đối phó? Trước hết, đừng quan trọng hóa những gì bạn nghe được. Không có cách nào làm giảm sự tự tin của bạn nhanh hơn là việc lắng nghe mọi lời khuyên từ bạn bè, người thân và cả người lạ. Hãy làm những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho con mình.

Mọi người thường bị cuốn hút bởi con trẻ. Đôi khi họ đưa ra những nhận xét hữu ích đơn giản chỉ để nói điều gì đó. Chỉ cần đáp lại bằng cách nói chung chung như “Cảm ơn bạn quan tâm” hoặc “Mình sẽ nghĩ về nó”. Cách tuyệt vời để đáp lại các cụ ông, bà, những người có ý kiến riêng về cách cho ăn hoặc ngủ là tranh thủ bên thứ ba: “Cảm ơn mẹ. Con sẽ hỏi bác sĩ xem sao”. Sáng suốt để chọn lọc ra những lời khuyên đúng đắn bạn nhé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng - tuần thứ 3

Khi bé 2 tháng tuổi giai đoạn, bạn có thể giúp bé phát triển các giác quan bằng những bài nhạc cho bé thông minh, không chỉ là các bài hát thiếu nhi mà cả những bài hát khác hay hòa tấu.

Bé 2 tháng tuổi giai đoạn 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Các bé 6 tuần tuổi thường thức lâu hơn vào ban ngày. Trong thời gian này, bạn có thể giúp bé phát triển các giác quan bằng cách hát những bài hát ru yêu thích hoặc bật những bài nhạc nhẹ nhàng vui tươi. Bạn không cần giới hạn cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, có thể bật bài “Sài Gòn đẹp lắm” hay nhạc Mozart và quan sát bé thể hiện sự thích thú qua những tiếng bi bô và cử chỉ huơ tay, huơ chân.

Thiên thần nhỏ đã vận động tốt hơn. Bạn sẽ nhận ra rằng những cử động ngắt quãng của bé lúc mới sinh đã nhường chỗ cho những chuyển động mượt mà hơn khi bé 2 tháng tuổi, nhất là những lúc bé quan sát mọi người.

Hãy cho bé đủ không gian để duỗi và cử động tay chân. Đặt một tấm chăn trên sàn và để bé di chuyển tùy thích. Những vận động này giúp cho việc phát triển cơ bắp của bé 2 tháng tuổi. Khi nằm sấp, bé sẽ bắt đầu đẩy người bằng chân, bước đầu tiên sẵn sàng để bò.

Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi giai đoạn 6 tuần tuổi: Tình dục sau khi sinh

Bạn mệt mỏi ngoài sức tưởng tượng, sự ham muốn giảm xuống bằng không do sự tự điều chỉnh nồng độ hoóc-môn, nhất là khi đang cho bé bú. Cuộc sống mỗi ngày cùng bé khác xa với cuộc sống khi bé còn trong bụng mẹ.



Thời điểm này bác sĩ cho biết bạn có thể quan hệ trở lại, không có nghĩa là bản thân bạn đã sẵn sàng. Dù cho bạn có thấy thích thú để quan hệ hay không, bạn và chồng vẫn nên thể hiện tình yêu với nhau.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng - tuần thứ 2

Hầu hết các bé 10 tuần tuổi vẫn thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên, thời gian mỗi lần ngủ và thức của bé sẽ dài hơn. Bé có thể có hai đến bốn giai đoạn ngủ dài và thời gian thức có thể lâu đến mười tiếng trong vòng 24 giờ.

Bé 2 tháng tuổi tuần thứ hai phát triển như thế nào?

Nếu bé ngủ thẳng giấc cả đêm trong vòng năm hoặc sáu tiếng, bạn thuộc số ít những bà mẹ may mắn. Hầu hết các bé 10 tuần tuổi vẫn thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên, thời gian mỗi lần ngủ và thức của bé sẽ dài hơn. Bé có thể có hai đến bốn giai đoạn ngủ dài và thời gian thức có thể lâu đến mười tiếng trong vòng 24 giờ.

Một lưu ý thú vị: Dù cho bé ngủ nhiều hay ngủ ít, điều này hầu như sẽ giữ nguyên trong suốt thời thơ ấu.



Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi: Tìm kiếm người chăm sóc trẻ

Khi bé 2 tháng tuổi, bạn nên nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ trong việc chăm sóc bé. Hiện nay, việc tìm kiếm người chăm sóc trẻ không dễ dàng. Bạn có thể tìm kiếm thông qua các nguồn sau:

- Bạn bè, người quen: Hỏi thăm xem họ có biết ai đã từng làm công việc chăm sóc trẻ nhỏ để giới thiệu cho bạn.

- Họ hàng ở quê: Có thể có vài người bà con trung niên yêu trẻ con và muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc tạo điều kiện cho em gái hay cháu gái vừa giúp đỡ bạn chăm sóc bé, vừa được học nghề vào buổi tối (khi bạn đã xong việc).

- Các trung tâm giới thiệu người giúp việc: Có một số trung tâm uy tín có đào tạo người giúp việc, bạn có thể tìm kiếm những người giúp việc khá chuyên nghiệp ở các trung tâm này.

- Thuê người giúp việc theo giờ để chăm sóc bé khi bạn vắng nhà.

Dù bạn tìm thuê người giúp việc qua nguồn nào đi chăng nữa, cần lưu ý gốc gác của người giúp việc, giọng nói, cách cư xử vì người chăm sóc trẻ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bé trong giai đoạn phát triển. Nếu bạn vẫn chưa tìm ra người chăm sóc bé, thử nhờ bà nội, bà ngoại hoặc dì chăm sóc giùm bé hoặc giúp một số việc nhà để bạn yên tâm chăm sóc bé.