This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Giúp bé yêu của bạn ngủ ngon

Ngủ hay giật mình là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có những cách đơn giản mà mẹ có thể làm để bé ngủ ngon hơn.

Bạn hãy ôm chăn hoặc thú nhồi bông một lúc để nó có mùi của bạn. Khi bé tỉnh giấc đột ngột, mùi của mẹ sẽ khiến bé yên tâm.

Khoảng 1/4 trẻ dưới 5 tuổi gặp rắc rối về giấc ngủ, đặc biệt là không chịu đi ngủ hoặc thức giấc giữa đêm hoặc cả hai. Nếu bé nhà bạn thường xuyên thức dậy vào nửa đêm, điều này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn và khiến bạn khó làm tốt công việc vào ngày hôm sau, thậm chí có thể khiến bạn bị trầm cảm.



Các biện pháp sau đây có thể giúp trẻ ngủ ngon nhất là từ sau 6 tuần. Nhưng cho dù dùng biện pháp nào bạn cũng cần nhớ những điểm sau:

- Ban ngày dành thời gian cho bé chơi, ban đêm phải thật yên tĩnh để bé ngủ. Với cách này bạn sẽ giúp bé phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm.

- Để trẻ tự ngủ bắt đầu từ khoảng 6 tới 8 tuần. Hãy đặt bé xuống khi bé bắt đầu buồn ngủ. Một số chuyên gia khuyên rằng nên tránh bế rung hoặc cho con ngậm ti để ngủ ngay cả trong độ tuổi này vì bé có thể bị phụ thuộc vào điều đó. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc bạn cho điều gì là tốt nhất.

- Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ: Sử dụng các bước ngắn và đơn giản: tắm, thay bỉm, mặc quần áo ngủ và nghe một câu chuyện hoặc bài hát. Kết thúc mọi thủ tục trên giường ngủ của bé. Điều quan trọng là bé cần cảm nhận được giường ngủ là nơi tuyệt vời nhất.

- Đưa cho bé một vật “bảo đảm” như thú nhồi bông. Một cách tuyệt vời là bạn hãy ôm chăn hoặc thú nhồi bông một lúc để nó có mùi của bạn. Trẻ con rất nhạy cảm với mùi và khi bé tỉnh giấc đột ngột, mùi của mẹ sẽ khiến bé yên tâm.

- Cứ để bé khóc: Đây là cách phù hợp khi trẻ 4 hoặc 5 tháng tuổi. Nếu bé khóc sau khi bạn đặt bé xuống, hãy vỗ nhẹ và dỗ dành bé cho bé biết là bé cần phải ngủ một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Rời khỏi phòng bé, cứ vài phút kiểm tra lại một lần. Lặp lại điều này cho tới khi bé chìm vào giấc ngủ, sau đó giãn dần thời gian kiểm tra.

- Nằm cạnh bé: Nếu bạn định để bé ngủ cùng giường, hãy nằm cạnh bé, ôm bé và giả vờ ngủ, hãy để bé biết rằng đây là cái giường và bé cần phải ngủ.

- Chia sẻ việc dỗ dành bé với bạn đời, như vậy cả hai đều có thể giúp bé ngủ được. Khi bé đủ lớn để đi ngủ mà không cần bú đêm, bố có thể dỗ cho bé ngủ.

- Quan tâm tới nhu cầu của bé: Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm, hãy cố gắng tìm hiểu tại sao. Bỉm của bé đầy hay quần áo bé mặc khó chịu hay bé bị lạnh?

Nếu bé vẫn không ngủ sau khi bạn đã làm đủ mọi cách, hãy nhớ rằng có thể bạn phải học cách thích nghi với giai đoạn phát triển này của bé.

Các rối loạn giấc ngủ theo độ tuổi:

Từ lúc mới sinh tới 3 tháng

Trẻ ở giai đoạn này thường có giấc ngủ ngắn và hay thức dậy vào đêm. Bạn sẽ bị gián đoạn giấc ngủ trong vài tuần đầu tiên. Nhưng nếu bạn bắt đầu rèn thói quen ngủ cho bé thì bạn sẽ nhàn hơn trong giai đoạn sau này.
Nếu bé ngủ trong khi ăn hoặc khi được bế ẵm, hãy đặt bé xuống một nơi ngủ định trước như cũi, nôi… Nếu bé thức giấc ban ngày, hãy khuyến khích bé tỉnh táo và cùng chơi với bé. Bằng việc cho thấy sự khác biệt giữa ngày và đêm, bạn sẽ giúp bé ngủ tốt hơn.

Trong hai hoặc ba tuần đầu, việc quấn chặt có thể sẽ làm đau bé. Trong một số trường hợp việc này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Nhưng cũng có nhiều bé không thích.

Từ 3 tới 6 tháng

Nếu bạn đặt trẻ vào cũi, bé có thể khó thích nghi. Hãy thực hiện chuyển tiếp bé từ giường sang cũi để bé thích nghi dần.

Nếu bé không chịu bất chấp mọi nỗ lực của bạn, bạn có thể cho bé ngậm ti giả để bé nín. Tuy vậy, hãy nhớ là nếu bé thức giấc và không tìm thấy nó, bạn có thể phải làm lại từ đầu.

Không nên cho trẻ ăn cháo, bột đặc trước khi trẻ đi ngủ. Theo khuyến cáo bạn cũng không nên cho bé ăn bột đặc trước khi bé được 6 tháng tuổi.

Không để bé thức quá khuya. Bé mệt mỏi sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Từ 6 tới 9 tháng

Trong độ tuổi này, những trẻ chưa từng gặp vấn đề về giấc ngủ có thể bắt đầu thức đêm vì lo lắng bị chia tách. Khi trẻ tỉnh giấc giữa đêm mà không thấy bạn bé sẽ lo lắng bạn không trở lại.

Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể liên quan tới việc trẻ đạt được các dấu mốc quan trọng trong phát triển thể chất và tinh thần. Giai đoạn này trẻ đang tập ngồi, tập bò, tập đứng. Nếu bé thức đêm để thực hành những kỹ năng mới thú vị này, bạn cần dạy bé cách ngủ trở lại.

Trong giai đoạn này cho bé ăn đêm sẽ không giúp bé ngủ tốt hơn mà còn khiến bé quen với việc ăn đêm mới ngủ được.

Giấc ngủ của bé có thể cũng bị gián đoạn khi bé mọc răng. Nếu bé có vẻ không bị đau, hãy áp dụng thói quen ngủ bình thường. Nếu bé bị đau, dùng một ngón tay bạn mát xa nhẹ nhàng và đưa cho bé thứ gì đó mát lạnh để bé nhai. Nếu không hiệu quả hãy cho bé dùng liều acetaminophen thích hợp cho trẻ nhỏ để giảm đau.
Nếu trẻ thường đi ngủ sau 8h30 tối và tỉnh giấc vào đêm, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ cần cho bé đi ngủ sớm hơn nửa giờ, bé sẽ ngủ thẳng đêm.

Từ 9 tới 12 tháng

Giai đoạn này trẻ đã lớn và có thể ngủ suốt đêm, nhưng bé có thể thay đổi thói quen ngủ và vẫn bị lo lắng về sự chia tách. Hãy điều chỉnh các thói quen khi bé lớn.

Hãy thử để bé ngủ trưa sớm hơn và ít hơn. Lập thời gian ngủ cố định cho bé. Để bé biết khi nào là thời gian ngủ bằng cách đặt đồng hồ báo thức vào khoảng 5 phút trước khi tới giờ đi ngủ.

Hãy khép hờ phòng bé để bé có thể nghe thấy tiếng bạn và yên tâm rằng bạn đang ở gần.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Chăm sóc vết mổ sau sinh

Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam thuộc hàng cao trên toàn thế giới, tại các thành phố lớn có thể lên tới 40%. Vậy các bà mẹ sinh mổ đã biết cần chăm sóc sau khi sinh như thế nào để sớm hồi phục hay chưa?

Nếu như các mẹ sinh thường phải chịu đau từ chuyện rặn đẻ và rạch tầng sinh môn thì các mẹ sinh mổ lại mang một vết rạch lớn ở phần bụng cũng đau đớn chẳng kém ai. Bên cạnh đó, dù sinh mổ hay sinh thường, chị em đều phải chịu những cơn đau do tử cung co bóp để thu nhỏ kích thước cùng với cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Thế nên các mẹ muốn sinh mổ cũng nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những điều này nhé. Và dĩ nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu cách chăm sóc sau sinh mổ để giúp vết thương mau lành rồi.



Chăm sóc vết mổ sau sinh

Những ngày đầu sau sinh, sản phụ sẽ cần nằm lại viện để bác sĩ và y tá chăm sóc vết mổ cho tới khi khô dần. Trong giai đoạn này, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức. Các bác sĩ sẽ cho mẹ thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương nên mẹ đừng quá lo lắng nhé. Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên dùng khăn bông mềm lau người bằng nước ấm để không ảnh hưởng tới vết mổ.

Khoảng 5 đến 7 ngày sau sinh, khi vết mổ đã khô sạch và đi vào ổn định, bác sĩ sẽ cắt chỉ cho mẹ. Còn những mẹ nào khâu bằng chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mỹ) thì không cần cắt chỉ. Không cần che chắn vết mổ mà nên để thông thoáng nhưng đảm bảo vết mổ luôn khô sạch. Lúc này mẹ đã có thể tắm như bình thường nhưng lưu ý tắm nhanh và không ngâm mình trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.

Trong khoảng thời gian 2 đến 4 tuần sau sinh, nếu thấy vết mổ có hiện tượng mưng mủ cần đến bệnh viện kiểm tra sớm vì có thể vết mổ đã bị viêm nhiễm. Đây cũng là giai đoạn vết mổ tạo thành sẹo và bắt đầu lồi lên. Các mẹ muốn tránh bị sẹo lồi có thể bắt đầu bôi kem chống sẹo lồi từ tuần thứ 3 sau sinh vì nếu bôi quá sớm có thể gây nhiễm trùng vết mổ.

Lưu ý chung cho các mẹ sinh mổ

Sau sinh, mẹ chỉ nên nằm yên trên giường khoảng 12 đến 18 tiếng cho vết thương đỡ đau. Sau đó nên ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh tình trạng viêm tắc tĩnh mạch hoặc dính ruột.

Không dùng bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào, chẳng hạn kem dưỡng da, kem chống nắng… ở vùng da quanh vết mổ cho đến khi bác sĩ xác nhận mẹ đã hoàn toàn liền da.

Dù dùng chỉ khâu tự tiêu hay phải cắt chỉ, mẹ vẫn cần quay lại bệnh viện theo đúng lịch hẹn để kiểm tra vết mổ xem có nhiễm trùng hoặc gặp vấn đề bất thường nào không.

Các mẹ sinh mổ vẫn hoàn toàn có thể cho con bú ngay sau khi sinh nhé.

Sưu tầm

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Cách dỗ trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là biểu hiện khóc đêm của việc bé dưới 6 tháng tuổi. Bé quấy khóc rất lâu gần như liên tục hơn 3 tiếng và lặp lại nhiều lần trong tuần... Và đây cũng là nỗi ám ảnh của các bậc làm cha mẹ, đôi khi khiến họ mệt mỏi và căng thẳng…

Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề:

- Khóc kéo dài hơn ba giờ/ngày.

- Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần.

- Khóc hơn ba tuần/tháng.

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề:

Có một số trường hợp trẻ khóc dạ đề do trẻ không dung nạp thức ăn, thiếu hụt men tiêu hoá trong đường ruột, gây đau bụng từng cơn nhẹ



Khóc dạ đề không phải là bệnh lý, nên nếu trẻ quấy khóc có ra mồ hôi trộm hoặc biếng ăn, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để phát hiện bệnh.

Cách xử trí khi trẻ khóc dạ đề:

Nếu bé được xác định là hệ tiêu hoá không dung nạp được thức ăn, bác sĩ sẽ cấp cho mẹ một đơn thuốc bổ sung lactic cho nhu động ruột của bé hoạt động tốt hơn

Còn nếu bé được bác sĩ xác định hoàn toàn không có vấn đề về bệnh lý. Thì các mẹ cứ yên tâm là con vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ khóc dạ đề cả đêm có thể khiến cả nhà mất ngủ, gây ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ của chung của bé và mọi người.

Nhưng làm cách nào giúp trẻ ngưng khóc dạ đề và ngủ ngon giấc?

Trước tiên, hãy chắc chắc rằng bé đã bú no đủ. Nếu bé chưa no thì dùng bình sữa, giữ cho bé nút bình sữa hoặc nếu bé đã no thì dùng ti giả cho bé mút, thói quen ngậm ti sẽ giúp bé dễ chịu hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn

Dùng khăn bông mềm mịn, vắt nước ấm và lau mát khắp người bé. Sau đó, thay một bộ đồ cotton thoáng mát, giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn

Dùng túi chườm ngâm nước nóng 70 độ C và vớt lên đắp vào thành bụng của bé, giúp bụng bé ấm áp, dễ chịu hơn

Giọng hát ru ngọt ngào của mẹ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ. Hoặc nếu mẹ không biết hát thì mở nhạc nhẹ du dương, nhất là loại nhạc quen thuộc khi con còn trong bụng mẹ

Đung đưa bé nhẹ nhàng bằng xe đẩy, nôi hoặc bế trên tay, ôm vào lòng mà đưa nhè nhẹ. Nhịp điệu êm đềm này sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ ngon.

Nguồn: marrybaby

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Tăng khả năng thụ thai nhờ ăn uống đúng lúc

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng khả năng thụ thai của bạn. Ăn gì để thời gian mong tin vui mau đến hơn? Những thực phẩm cần thiết trong từng giai đoạn sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai không nên bỏ qua.

Các giai đoạn khác nhau của chu kỳ đòi hỏi cơ thể người phụ nữ tạo ra những hormone khác nhau và trải qua những quá trình khác nhau. Vì vậy nếu muốn tăng khả năng thụ thai lên mức tối đa, bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm phù hợp trong từng giai đoạn.

1/ Trong ngày “đèn đỏ”

Khi chu kỳ bắt đầu, bạn có thể cảm thấy bị chuột rút, trướng bụng, mệt mỏi và bực bội. Bạn cũng có thể bị hao hụt nguồn dự trữ sắt. Thực tế, phụ nữ bình thường mất khoảng 30-40ml máu trong vòng 3 đến 7 ngày.



Những ngày đèn đỏ là dịp tốt để tập trung vào các thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên đừng biến kinh nguyệt của bạn thành một cái cớ để ngốn một lượng lớn thức ăn nhanh. Đặc biệt chú ý những điều sau trong những ngày đèn đỏ:

• Tập trung ăn nhiều: Thịt, đậu, cá, các loại rau có màu xanh và các loại hạt. Hầu hết các thực phẩm này đều giàu sắt, protein hoặc cả hai, đặc biệt quan trọng nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc ra máu nhiều. Một số thực phẩm như cá, hạt và rau xanh có đặc tính kháng viêm, giúp giảm các cơn chuột rút bằng cách kích thích lưu thông máu. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều ớt chuông, cà chua, bông cải, kiwi, cam và các loại thực phẩm giàu vitamin C.

• Tránh xa:  Nếu kỳ kinh của bạn có máu đông và đau đớn, tránh xa thức ăn lạnh, rượu, caffein và thức ăn nhiều gia vị vì có thể làm máu ra nhiều hơn.

2/ Giai đoạn tạo nang buồng trứng

Trong giai đoạn tạo nang buồng trứng, cơ thể làm việc hết mình để phát triển nang và nồng độ hormone estrogen tăng cao. Các loại rau thuộc họ cải như bông cải, cải xoăn, cải bắp và súp lơ chứa một phytonutrient có thể giúp phụ nữ chuyển hóa estrogen tốt hơn.

Thịt và các sản phẩm làm từ sữa, giúp ra loại bỏ lượng estrogen dư thừa khỏi cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên ăn kèm dầu ô liu, quả bơ, quả hạch và hạt với những loại rau xanh kể trên. Những loại thức ăn này đều chứa nhiều vitamin E, vitamin này có trong dịch của nang chứa trứng.

• Tập trung ăn nhiều:

Các loại thức ăn có hỗ trợ sự phát triển của nang như các loại quả hạch, hạt, rau xanh, đậu, trứng và cá.

• Tránh xa những thức uống có cồn, vì chúng ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone. Chúng cũng gây mất nước trong cơ thể khiến cho chất nhầy cổ tử cung trở nên quá đặc.

3/ Giai đoạn rụng trứng

Khi sắp rụng trứng, cơ thể cần nhiều loại vitamin B và các dưỡng chất khác để hỗ trợ sự giải phóng và làm tổ của trứng. Kẽm có thể hỗ trợ phân bào và sản xuất progesterone và vitamin C có nhiều trong các nang trứng sau khi trứng rụng, đóng vai trò nhất định trong việc sản xuất progesterone.

Các axit béo thiết yếu (EFA) cũng rất quan trọng trong giai đoạn này. Các EFA này thúc đẩy máu lưu thông đến tử cung và hỗ trợ quá trình mở nang để giải phóng trứng. Chúng mở rộng những mạch máu nhỏ ở vùng kín, đảm bảo rằng bạn ở trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng “hành động”. Hơn nữa, dầu cá tăng testosterone trong cơ thể, làm bạn sẽ nhanh chóng đạt trạng thái hưng phấn.

• Tập trung ăn nhiều: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, đậu, thịt, cá hoặc viên dầu cá và nước, thật nhiều nước. Nước đóng vai trò vận chuyển hormone và phát triển nang. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy cổ tử cung. Đặc biệt, nước giúp “tinh binh” dễ dàng bơi đến đích hơn.

• Tránh xa: Các thực phẩm chứa axit như cà phê, rượu, thịt và thực phẩm chế biến vì có thể khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên “thù địch” với tinh trùng. Cà rốt non thường được cho là có tác dụng đẩy mạnh sự tiết dịch hỗ trợ quá trình thụ thai vì nó có tính kiềm.

4/ Giai đoạn sau rụng trứng (Giai đoạn luteal)

Đây là lúc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tế bào. Beta-carotene, thường thấy trong các loại rau lá xanh cũng như các loại thực phẩm màu vàng và cam như cà rốt, dưa vàng và khoai lang. Các loại thực phẩm này giúp kiểm soát các hormone và ngăn ngừa sảy thai sớm.

Một loại thực phẩm được chú ý nhiều trong giai đoạn này là quả dứa. Ngoài beta-carotene, dứa chứa một chất gọi là bromelain, chất đã được chứng minh là có hỗ trợ nhất định đối với quá trình thụ thai nhờ các thuộc tính kháng viêm của nó. Không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc ăn dứa trong thời gian thụ thai, nhưng nếu bạn muốn nâng cao xác suất thụ thai, bạn vẫn nên thử.  Vì dứa là một thực phẩm tốt cho sức khỏe và không có tác hại.



• Tập trung ăn nhiều: Các thức ăn ấm như súp và món hầm. Mục tiêu chính trong giai đoạn luteal là tạo nhiệt độ cao để giúp duy trì thai kỳ.

• Tránh xa: Các loại thực phẩm lạnh hoặc sống, đặc biệt là kem và sữa chua lạnh. Giai đoạn luteal là thời gian mà bạn muốn để thúc đẩy sự phát triển và mở rộng trong khi nhiệt độ thấp lại làm co các bộ phận.

Nguồn: marrybaby

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Đôi mắt còn mong manh và yếu ớt của bé rất nhạy cảm và không thể nhìn xa như người lớn. Để giúp con yêu phát triển được một tầm nhìn hoàn hảo, mẹ nhớ chú ý chăm sóc đôi mắt bé ngay từ những ngày đầu tiên sau sinh

Tầm nhìn của bé trong những ngày đầu còn rất hạn chế, nhưng bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của bố mẹ, đồng thời nhận ra ánh đèn sáng. Thông thường, trong những tháng đầu đời bé sẽ nhìn được những vật có kích thước lớn và những màu sáng. Cho đến khi được 3-4 tháng, hầu hết bé đã có thể tập trung nhìn vào những đồ vật nhỏ hơn và có thể phân biệt các màu sắc khác nhau, đặc biệt là màu đỏ và xanh lá. Từ tháng thứ 4 trở đi, hai bên mắt của bé hoạt động một cách đồng bộ hơn và đây cũng là lúc bé bắt đầu nhìn được chiều sâu. Đến khi được 12 tháng, khả năng nhìn của bé đã gần bằng với người trưởng thành. Trong quá trình phát triển này, bé yêu có thể mắc phải một vài vấn đề nho nhỏ và mẹ có thể giúp con yêu tháo gỡ những chướng ngại đó.



3 vấn đề thường gặp: Những vấn đề về mắt phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi là chứng tắc tuyến lệ, mắt lé và nhiễm trùng.

- Tắc tuyến lệ:  Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, khi nước mắt không thoát được khỏi ống dẫn và chảy xuống má của bé, đồng thời khiến bé bị nổi ghèn nhiều. Mẹ nên lau mắt cho bé bằng một miếng bông gòn sạch đã được thấm nước ấm. Một mẹo khá hay để thoát khỏi tình trạng này là day nhè nhẹ gần khóe mắt của bé rồi vuốt dọc rìa ngoài sống mũi. Thường xuyên thực hiện thao tác này, mẹ sẽ thấy tình hình được cải thiện đáng kể.

- Mắt lé: Vì các cơ mắt còn yếu và chưa hoạt động hoàn hảo, mắt bé có thể bị lé trong vài tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu đã đến 4 tháng mà bé vẫn thường xuyên bị tình trạng này thì bạn nên đưa con đi kiểm tra xem sao nhé.

- Nhiễm trùng: Khi bị vi sinh vật tấn công, hai tròng trắng sẽ nổi nhiều vằn đỏ và đôi khi đổ ghèn. Có thể bé đang bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc hay một chứng nhiễm trùng nào đó khác. Lúc này con bạn cần được bác sĩ thăm khám và sử dụng thuốc kê toa.

Các bước vệ sinh thường ngày: Khi bé ngủ dậy hoặc khi tắm, mẹ cần vệ sinh đôi mắt bé trước tiên. Các bước như sau:

- Dùng 1 miếng bông gòn sạch nhúng vào nước ấm

- Lau mắt bé từ phía khóe mắt ra đuôi mắt

- Lấy một miếng bông khác nhúng nước ấm và vệ sinh bên mắt còn lại

Lưu ý, bông đừng quá ướt vì nước có thể chảy vào mắt bé gây khó chịu. Ngoài ra, lý do cho việc sử dụng 2 miếng bông khác nhau là để tránh dính ghèn và lây nhiễm vi khuẩn từ mắt này sang mắt kia.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Trong tháng này, áp lực của tử cung đối với cơ quan nội tạng càng lớn. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất của thai phụ, nên bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh con. Hãy cố gắng một chút, thắng lợi đang ở trước mắt bạn.

1/ Nhu cầu calorie

Bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kỳ cho đến khi sinh, bầu sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày, và có thể tăng thêm khoảng 1,4 đến 1,8kg trong tháng thứ 9 của thai kỳ. Tổng trọng lượng cơ thể tăng thêm trong thời gian mang thai phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể trước khi mang thai và chiều cao của bạn. Vì thai nhi phát triển nhanh hơn, bạn có thể cảm thấy mình nhanh no hơn khi ăn. Thay vì ăn ba bữa lớn, mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn, và cố gắng ăn cái gì đó mỗi hai tiếng đồng hồ.



2/ Nhu cầu sắt

Hấp thu đủ sắt khi mang thai rất quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và con. Khi mang thai, lượng máu tăng cao, dẫn đến hàm lượng huyết tương tăng đến mức có thể khiến hồng cầu bị pha loãng. Hồng cầu rất quan trọng trong việc vận chuyển khí ôxy cho mẹ và bé. Sắt tạo ra hồng cầu mới, và nếu không nạp đủ sắt khi mang thai, nguy cơ bị thiếu máu rất cao, bầu nhé!

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng sắt cần thiết từ thịt, đậu, trái cây khô, rau lá xanh, ngũ cốc tăng cường và trứng. Với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc sắt nếu thấy bạn cần bổ sung chất này.

3/ Nhu cầu canxi

Ngoài sắt, canxi là một dưỡng chất quan trọng khác trong tháng thứ 9 của thai kỳ. Bắt đầu từ tháng thứ 8 và tiếp tục đến tháng thứ 9, xương của bé đang trong quá trình hình thành. Sữa, phô mai, sữa chua, rau lá xanh, bông cải xanh, cam, nho khô, ngũ cốc tăng cường, đậu hũ, cá hồi đóng hộp có xương, hạnh nhân, đậu, và trứng đều là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Đừng bỏ qua những thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu của mình, bạn nhé!

4/ Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Khi quyết định ăn gì trong tháng thứ 9 của thai kỳ, bầu nên tiếp tục cân nhắc xem những dưỡng chất nào sẵn có cho bạn và con. Chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít chất béo.

Nếu bác sĩ khuyên nên tăng cân chậm hơn trong giai đoạn này, mẹ bầu nên nhìn lại chế độ ăn uống của mình. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và đường như nước ngọt, món ngọt tráng miệng, thức ăn chiên xào, kẹo và phô mai. Mẹ nên nhớ rằng dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào bạn và chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với sức khỏe của bé.