This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Các bước massage cho trẻ

Mát-xa không chỉ đem lại cảm giác hạnh phúc cho bé, mà còn cải thiện chứng trầm cảm và giảm căng thẳng cho mẹ. Điều này cũng giúp bố mẹ gắn bó tình cảm và dễ dàng hiểu được tín hiệu biểu đạt của bé hơn.

Cách mát-xa cho trẻ

Mát-xa tốt cho các bé, nhất là khi con không ngừng quấy khóc vì nó giúp bé được thư giãn. Để cuộc mát-xa được thành công, mẹ đừng cố thực hiện ngay trước hoặc sau bữa ăn của con, hay cả lúc bé đang cần ngủ trưa. Khi mẹ nghĩ bé đã sẵn sàng, hãy đặt con trên mặt phẳng với một chiếc khăn và hộp dầu chuyên dành cho mát-xa. Nếu bé yêu cảm thấy không thoải mái và khóc ré lên trước khi bài mát-xa kết thúc, mẹ hãy dừng lại và thay vào đó là âu yếm, vuốt ve con.

Mát-xa chân:

Hãy bắt đầu từ chân của bé vì đây là phần ít nhạy cảm nhất trong các bộ phận trên cơ thể. Sử dụng một ít dầu, dùng một tay xoa nhẹ xung quanh đùi bé và vuốt xuôi xuống, tay còn lại nắn bóp nhẹ nhàng. Đổi chân và lặp lại.



Mát-xa bàn chân:

Cầm một bàn chân của bé lên và nhẹ nhàng xoay qua trái, phải vài lần, sau đó vuốt dọc từ mắt cá xuống hết các ngón chân. Đổi chân và lặp lại




Mát-xa ngón chân và lòng bàn chân:

Nhẹ nhàng vuốt ve các ngón chân bằng một tay và dùng ngón cái của bàn tay kia masage ngược lên lòng bàn chân của bé. Đối với các ngón chân cũng massage tương tự các ngón tay, nắn bóp, kéo và xoay lần lượt từng ngón. Kẹp bàn chân của bé ở giữa hai bàn tay của bạn và giữ nhẹ trong vài giây. Sau đó lật người bé lại.


Mát-xa bàn tay:

Đặt ngửa bàn tay của bé, dùng ngón cái day nhẹ vào lòng bàn tay. Nắm bóp và kéo nhẹ các ngón tay để kích thích sự lưu thông của mạch máu.



Mát-xa ngực và bụng:

Đặt bàn tay của mẹ ở vị trí giữa ngực bé, nhẹ nhàng mở bàn tay trước ngực bé và vuốt nhẹ ra ngoài. Lặp lại nhiều lần động tác này sẽ rất tốt cho tim mạch và giúp bé giữ nhịp thở đều đặn hơn.Để massage bụng cho bé, mẹ cần làm ấm vài giọt dầu trong tay bạn, dùng hai bàn tay xoa nhẹ vùng ngực sang hai bên. Làm nhiều lần động tác này. Việc massage vùng bụng cho bé giúp tiêu hóa tốt hơn, ít bị các chứng rối loạn tiêu hóa hay đầy bụng thường gặp ở trẻ. Massage còn giúp loại bỏ các độc tố, giúp bé khỏe mạnh hơn vì làm tăng khả năng bài tiết và quá trình trao đổi chất thông qua làn da của bé.



Mát-xa lưng:

Để trẻ nằm sấp rồi nhẹ nhàng vuốt ve phần lưng. Xoa khắp lưng rồi tản dọc sang hai bên cánh tay. Tẩm quất nhẹ nhàng vai bé. Massage dịu dàng khắp cơ thể bé. Vì đây là những em bé mới sinh hệ cơ xương khớp của bé còn rất non nớt nên mẹ cần hết sức nhẹ nhàng kẻo bé đau. Luân phiên hai tay để vuốt dọc sống lưng bé, bắt đầu từ đốt sống cổ đến đốt xương cùng. Sau đó lướt nhẹ xuống hai chân.



Việc massage đem lại cho bé sức khỏe tốt hơn, cho bé dẻo dai hơn. Thế nhưng, mẹ cũng không cần massage cho bé quá nhiều lần trong ngày, như thế sẽ phản tác dụng đấy nhé.

Nguồn: eva

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Thói quen ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé

Ngoài chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé. Nếu bé nhà bạn có một trong những thói quen dưới đây, bạn nên giúp bé từ bỏ ngay từ bây giờ.

1. Trẻ vẫn ngậm ty trong khi ngủ

Nhiều mẹ đã quen với việc cho bé ngậm ty khi đi ngủ mà không biết rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho bé. Vẫn ngậm ty trong khi ngủ có thể khiến bé vô tình hút luôn cả sữa mẹ mỗi khi hít thở. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé khó ngủ hơn hẳn. Thậm chí, có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Bên cạnh đó, việc ngậm ty trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng và nướu của bé.

2. Cảm giác lo sợ khi đi ngủ

Bạn có bao giờ hù dọa để bé đi ngủ không? Nếu có, bạn đang vô tình tạo ra cho bé một thói quen xáu rồi đấy! Người lớn luôn tin rằng, những câu nói như “Nếu con không ngủ, con sẽ bị…” sẽ giúp bé sợ hãi, ngoan ngoãn nghe lời và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Thật ra, việc hù dọa bé như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của bé, bé sẽ không thể ngủ sâu. Đối với nhiều bé, việc này còn khiến bé gặp ác mộng khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.



3. Ngủ trễ

Bạn có biết thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé? Vì trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời gian các hoóc-môn tăng trưởng của bé tiết ra nhiều nhất. Nếu trong thời gian này bé không ngủ thì các hoóc môn này sẽ tiết ra ít hơn, là bé không phát triển chiều cao được.

4. Đung đưa bé khi ngủ

Những khi bé giật mình hay quấy khóc, bạn thường bế bé lên đung đưa trên tay hay vỗ nhẹ lưng cho bé? Việc này có thể khiến bé ngủ trở lại nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác đối với sức khỏe bé. Não bé trong giai đoạn này còn rất yếu và dễ tổn thương. Đối với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, việc rung lắc này có thể khiến bé bị xuất huyết não, nhiều trường hợp thậm chí có thể gây ra tử vong cho bé.



5. Nằm sấp khi ngủ

Đã có rất nhiều trường hợp bé bị tử vong do nằm sấp khi ngủ. Tuy nằm sấp không phải là nguyên nhân chính gây nên đột tử ở bé nhưng cũng có ít nhiều liên quan. Nằm sấp khiến cho bé dễ bị ngạt thở do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình trong khi ngủ. Hơn nữa, nằm sấp còn khiến cho nội tạng của bé bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Sưu tầm

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những sai lầm khi pha sữa công thức cho trẻ

Ngay cả cách thông thường nhất là dùng nước ấm pha sữa thì các bố mẹ cũng đã làm sai. BS Doãn Tường Vi sẽ chỉ ra 4 sai lầm kinh điển mà nhiều bố mẹ thường mắc phải khi pha sữa cho con.

Pha sữa sai cách, bé sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa bột mà còn gặp phải nhiều nguy cơ sức khỏe khác như đau bụng, tiêu hóa kém...

ThS. BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Dinh Dưỡng – Bệnh viện 19.8) sẽ chỉ ra 4 sai lầm kinh điển nhiều bố mẹ thường mắc phải khi pha sữa cho con.

Hiểu sai về nước ấm

Tất cả các ông bố bà mẹ đều biết rằng không nên pha sữa công thức bằng nước lạnh hay nước nóng. Loại nước tốt nhất để pha sữa là nước ấm, có nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C theo dúng khuyến cáo ghi trên tất cả các hộp sữa; hoặc nước ở 70 độ C sau đó đặt sữa vào ly nước lạnh, để sữa nguội đến nhiệt độ thích hợp rồi hãy cho bé uống.



Tuy nhiên, nếu bạn đã từng pha nước nóng với nước lạnh để được nước ấm thì đây là cách làm hoàn toàn không chính xác. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, hoặc đặt ly sữa vào nước lạnh cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.

Dùng nước cháo loãng pha sữa cho con

Theo quan niệm dân gian thì nước cháo loãng hoặc nước cơm rất tốt cho trẻ. Nhiều người còn cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn, hiếm đường sữa, các bà mẹ còn dùng loại nước này nuôi con mà con vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt. Vì vậy, việc dùng nước cơm hay nước cháo loãng để pha sữa công thức sẽ càng tốt hơn. Nhưng điều này không chuẩn xác. Phân tích từ các chuyên gia về dinh dưỡng cho thấy:

- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, nhưng nếu vì một lý do nào đó mà bạn phải cho trẻ dùng sữa công thức thì nên thận trọng, không nên dùng nước cháo loãng/nước cơm để pha. Lý do là bởi hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này phát triển chưa hoàn thiện, các men và dịch tiêu hóa còn bài tiết ít, men Amylase (men tiêu hóa tinh bột) có ít vì thế trẻ chưa tiêu hóa được tinh bột, vì vậy nếu pha sữa với nước cháo/ nước cơm có thể sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa như trẻ đi ngoài phân bọt, có mùi chua, đi nhiều lần sẽ làm cho hậu môn đỏ dễ bị chợt loét. Chưa kể nếu nước cháo không bảo quản tốt sẽ dễ bị nhiễm khuẩn gây nên tiêu chảy ở trẻ.



- Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Trên thực tế lâm sàng, những trẻ dùng nước cháo/ nước cơm pha sữa tăng cân rất tốt. Chỉ có điều, không được pha khi nước cháo còn quá nóng, vì ở nhiệt độ cao, các vitamin và khoáng chất bị phá hủy.

Tuy nhiên, các mẹ nên để ý đến tình trạng của con, nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì không nên pha sữa theo cách này.

Dùng nước hoa quả pha sữa

Thật sai lầm khi một số mẹ cho rằng, thêm nước cam hoặc chanh vào trong sữa giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn. Thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc hàng những loại hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.



Pha sữa bằng nước khoáng

Thay vì dùng nước lọc, nhiều phụ huynh chọn nước khoáng với suy nghĩ nước khoáng sẽ bổ sung thêm một số khoáng chất. Tuy vậy, suy nghĩ này hoàn toàn không đúng. Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi thì trong sữa công thức đã được bổ sung đầy đủ vi chất theo tỷ lệ phù hợp với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn. Việc dùng nước khoáng có pha sữa có thể khiến cơ thể trẻ thừa một số loại khoáng, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như canxi, khi bị thừa có thể dẫn tới táo bón, sỏi thận…



Như vậy, các bà mẹ hoàn toàn không nên “sáng tạo” trong việc pha sữa cho trẻ, hãy thực hiện đúng với khuyến cáo của các chuyên gia về dinh dưỡng và hãy yên tâm rằng bé yêu của bạn đã được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ ly sữa này.

(Theo Tri thức trẻ)

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Dũng tã bỉm như thế nào là tốt cho bé

Bé của mẹ còn bé xíu nhưng không phải không nhận biết được chỉ là bé chưa biết nói để nói cho mẹ biết bé đang khó chịu mà thôi. Cảm giác khi phải đeo bên mình cả ngày chiếc bỉm khiến bé không khỏi khó chịu, hãy để ý đến bé yêu của bạn thường xuyên hơn nhé.

NÊN thay tã thường xuyên cho bé: Với bé sơ sinh, bạn có thể thay tã khoảng 10 lần/ngày. Hãy vỗ nhẹ vào tã để xem nó đã nặng hay đầy chưa, hoặc cũng có thể kéo phần mép tã ra xem bên trong để đảm bảo rằng mông bé vẫn sạch và khô thoáng.

KHÔNG NÊN chỉ dựa vào khứu giác của mình hay canh theo đúng thơi gian (2 giờ/lần) để quyết định thời điểm thay tã cho bé vì có khi bé tè nhiều hơn nên mông bị ẩm ướt khó chịu.

NÊN chọn vị trí an toàn để thay tã cho bé: Dùng bàn, giường, chiếu hay sàn nhà nhưng đảm bảo các nơi đó phải vững chắc và sạch sẽ, đồng thời những vật dụng kèm theo tã sạch, khăn ướt lau bé, quần áo và kem chống hăm đều nằm trong tầm với để bạn không phải bỏ bé nằm 1 mình và đi lấy những vật dụng này.



KHÔNG NÊN rời mắt khỏi bé khi bạn đặt bé trên bàn thay tã hay các bề mặt khác mà không phải là sàn nhà. Bạn chẳng thể nào biết khi nào bé có thể bắt đầu tự lăn được.

NÊN luôn luôn lau từ đằng trước ra đằng sau: Để tránh vi khuẩn lây nhiễm sang đường tiết niệu, bạn phải luôn lau từ phía trước đến phía sau, nhất là đối với bé gái.

KHÔNG NÊN dùng phấn rôm thoa vào vùng mông hay bộ phận sinh dục của bé vì có thể gây nguy hiểm nếu bé của bạn hít phải. Hãy dùng vaseline hoặc kem chống hăm tã cho bé.

NÊN nhận biết các dấu hiệu hăm tã: Nếu thấy vùng da mặc tã xuất hiện những mụn nhỏ màu đỏ, bạn phải đặc biệt chú ý để thay tã cho bé thường xuyên, đồng thời bôi kem chống hăm có chứa ôxít kẽm để tạo lớp bảo vệ ngăn da bé bị ẩm ướt. Trong trường hợp bé bị hăm tã khá thường xuyên, kéo dài lâu hơn hai hay ba ngày, kèm theo sốt hoặc có vẻ đặc biệt nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

KHÔNG NÊN dán tã quá chặt tránh để lại vết hằn trên hông và chân bé.

NÊN để sẵn đồ chơi hoặc xúc xắc, hay treo đồ chơi lủng lẳng phía trên bàn thay tã để thu hút sự chú ý của bé khi bạn thay tã.

NÊN rửa sạch tay mỗi lần bạn thay tã cho bé để tránh lây lan vi trùng.

NÊN lót một miếng tã sạch cho bé ngay sau khi bạn lấy miếng tã bẩn ra, nhất là đối với bé trai để tránh bé tè bất ngờ. 

NÊN ấn bộ phận sinh dục của bé trai xuống để ngăn nước tiểu chảy tràn ra mép tã.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

10 điều người lần đầu làm mẹ nên biết

Không trường học nào có thể đảm bảo bạn sẽ sẵn sàng 100% cho hành trình làm mẹ, và trải nghiệm nuôi con nhỏ của mỗi người đều khác nhau. Tuy nhiên, có những đặc điểm chung mà mọi bà mẹ trẻ nên biết để làm dịu đi cảm giác căng thẳng của người lần đầu làm mẹ.

Cuộc sống của bạn không còn chỉ là của bạn

Bạn có thể đã nghe nhiều người nói về điều này nhưng sự thật như thế nào chỉ đến khi con ra đời bạn mới có thể thật sự hiểu. Điều này có thể không gây kinh ngạc cho bạn bây giờ nhưng bạn sẽ nhận ra việc chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những đổi thay khi gia đình có thành viên mới có thể mang đến kết quả tốt như thế nào.

Các vấn đề về tài chính

Đây chính là một trong những chuyện đau đầu nhất với những ai lần đầu làm mẹ vì không lường trước được những khoản chi cần thiết cho một đứa bé, nào là bú mớm, tã bỉm, tiêm phòng, chưa kể các bệnh lặt vặt là chuyện thường tình. Các chi phí này có thể làm bạn choáng ngợp, do đó, bạn cần một khoản dự phòng ngay cả khi đã lên kế hoạch tài chính cho việc có con.

Tìm người giữ trẻ từ sớm

Bé của bạn có thể đặc biệt với gia đình bạn nhưng điều đó không có nghĩa sẽ có sẵn chỗ tốt cho bé ở nhà trẻ. Do đó, việc tìm hiểu sớm về các nhà trẻ gần nơi bạn ở là điều cần thiết. Đa số các bậc cha mẹ mất ít nhất vài ba tháng để tìm được nhà trẻ phù hợp. Còn nếu bạn muốn nhờ ông bà chăm sóc bé trong thời gian tới, bạn nên trao đổi cẩn thận chuyện này với mẹ ruột hoặc mẹ chồng. Thấy cháu ra đời là cả niềm vui lớn nhưng chuyện trông nom cháu cả ngày lại là một vấn đề khác. Không phải ông bà nào cũng mong muốn được làm “cha mẹ” một lần nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc độ tuổi và tình trạng sức khỏe của ông bà xem có nên để ông bà trông con hộ bạn hay không.



Cơ thể bạn sẽ khác trước

Khi mang thai và sau khi sinh, vóc dáng của bạn có thể thay đổi đến mức kinh ngạc, theo cả hai chiều hướng tốt và không tốt. Những thay đổi này cũng tùy vào thể trạng của bạn trước khi mang thai. Nếu bạn vốn có thân hình cân đối và sức khỏe tốt, bạn có thể hi vọng vào những thay đổi tích cực như tóc bóng mượt, da hồng hào nhiều hơn.

Mất ngủ kéo dài

Bạn chẳng thể làm được gì khác ngoài việc chấp nhận và tìm mọi cách để tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Đừng quá căng thẳng vì sự vất vả, mệt mỏi sẽ qua mau khi bạn thấy con yêu lớn lên từng ngày.

Cần cho con bú sau mỗi 2 giờ

Đừng hoảng! Việc này sẽ không kéo dài quá lâu và có không ít bà mẹ “ghiền” việc cho bé bú đấy nhé. Ban đầu, bạn có thể thấy mệt mỏi và bực bội với cảm giác con yêu chẳng bao giờ biết no nhưng rồi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những ích lợi to lớn của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Quan hệ của vợ chồng bạn có thể thay đổi

Bé yêu sẽ cần bạn để mắt mọi lúc mọi nơi, do đó, hai bạn sẽ không còn nhiều thời gian dành cho nhau mà hầu hết thời gian là dành cho bé. Vợ chồng bạn sẽ phải tạm rời xa những bữa tối ngẫu hứng rủ nhau đi ăn hoặc đi xem phim. Nếu bạn muốn một không gian riêng tư chỉ hai người, bạn sẽ phải lên kế hoạch trước.

Ra ngoài với hàng đống thứ

Bạn sẽ cần một túi xách hoặc ba lô riêng để đựng đồ của bé mỗi khi đi ra ngoài. Và bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng, tuy con còn bé nhưng con cần rất nhiều thứ lỉnh kỉnh. Tuy nhiên, bạn không thể nào chủ quan khi ra ngoài với bé vì chẳng thể biết được chuyện gì có thể xảy ra. Lo xa không bao giờ là thừa khi có con nhỏ.

Tìm ra vật có thể dỗ dành bé

Bạn có thể đã nghe về điều này: mỗi đứa bé đều có một “vật cưng” có thể khiến bé ngưng khóc, tuy nhiên “vật cưng” của mỗi bé khác nhau và không nhất thiết phải là thú bông, búp bê hoặc núm vú đâu nhé. Đó có thể là tiếng ồn ào, tiếng hát, thậm chí là tiếng máy hút bụi. Càng sớm tìm ra điều này, bạn càng đỡ được những giây phút nhức đầu vì bé. Bạn có thể thử nhiệm nhiều thứ cho đến khi tìm ra đáp án.

Bạn không đơn độc

Đừng bao giờ, dù chỉ trong một giây, nghĩ rằng mình là “chiến sĩ” duy nhất trên “mặt trận” này. Không ít người lần đầu làm mẹ cảm thấy mất phương hướng, lạc lõng hoặc thậm chí chán nản, đây là những dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh. Tìm một ai đó nói chuyện bất cứ khi nào cảm thấy bị quá tải. Bạn luôn có gia đình, bạn bè và các tổ chức cộng đồng để chia sẻ và giúp đỡ bạn.

Lưu ý cho người lần đầu làm mẹ

Ôm ấp và nựng nịu con yêu chắc hẳn là một trong những việc bạn thích làm nhất, tuy nhiên không nên hôn trẻ sơ sinh quá thường xuyên đâu nhé. Lý do là nước bọt của bạn có thể vô tình gây mẩn đỏ cho làn da mặt mỏng manh của bé. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cũng không nên để những người lớn khác ôm hôn bé suốt ngày

Nguồn: Marrybaby

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Cho bé ăn gì để tăng sức đề kháng vào mùa lạnh?

Thời tiết chuyển lạnh cũng là lúc các bệnh vặt có nhiều cơ hội “ghé thăm” con yêu. Bằng cách bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hằng ngày, mẹ có thể giúp con tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch lý tưởng cho bé. Bên cạnh nguồn đạm dồi dào, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, thịt đỏ chứa nhiều kẽm, thành phần cần thiết cho sự phát triển của bạch cầu, từ đó giúp tăng sức khỏe cho hệ miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn ở môi trường bên ngoài. Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.




Omega-3 có trong các loại cá hồi, cá thu, cá trích giúp giảm tăng cường sự lưu thông của hệ tuần hoàn, bảo vệ phổi khỏi các virus cúm, nhờ đó hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

Sữa chua

Acid lactic có trong sữa chua được biết đến với công dụng gia tăng lợi khuẩn đường ruột, nhờ đó sữa chua là một món tráng miệng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ ức chế các vi khuẩn và chất gây hại cho đường ruột, sữa chua cũng giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn. Một hộp sữa chua ít béo mỗi ngày có hiệu quả giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm thông thường.

Các trái cây họ cam

Vitamin có trong các loại cam, chanh, bưởi có khả năng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng trong cơ thể, đồng thời tiêu diệt virus trong màng nhầy của mũi và họng, giúp giảm đáng kể tình trạng dị ứng thường gặp trong mùa lạnh. Các loại quả này còn chứa carotene, kích thích cơ thể sản sinh tế bào máu trắng, hạn chế các bệnh nhiễm trùng.



Tỏi

Chứa nhiều chất chống oxi hóa và chất kháng khuẩn, tỏi từ lâu được biết đến là một chất giúp tăng sức đề kháng. Đặc biệt, các chất này không bị phân hủy trong quá trình đun nấu, do đó mẹ chỉ cần làm các món ăn thơm ngon với tỏi mà không cần bắt trẻ ăn sống. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỏi có tác dụng giảm tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh, hạn chế các chứng bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng.

Bông cải (súp lơ)



200 gr bông cải tươi cung cấp tới 75% lượng vitamin cần thiết cho bé trong một ngày. Bên cạnh đó, bông cải (súp lơ) còn chứa chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin B, C, những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch.