This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi - tuần thứ 2

Bé 3 tháng tuổi rất thích được ôm ấp, đụng chạm, vì đó là điều quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển. Tất cả những tiếp xúc cơ thể không chỉ giúp gắn kết bạn và bé mà còn xoa dịu khi bé bị khó chịu hoặc cáu kỉnh.

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ hai phát triển như thế nào?

Các bé 3 tháng tuổi rất thích được ôm ấp, đụng chạm vì đó là điều quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển. Tất cả những tiếp xúc cơ thể không chỉ giúp gắn kết bạn và bé mà còn xoa dịu khi bé bị khó chịu hoặc cáu kỉnh.

Nên để bé tiếp xúc với những chất liệu khác nhau như lông thú giả, nỉ, vải bông… để bé bắt đầu có nhận thức về sự đụng chạm khác nhau. Một đứa bé 3 tháng tuổi có thể ăn mọi thứ ngay trong tầm với vì vậy bạn cần cẩn thận và không để bé một mình với những thứ có thể nhét vừa miệng bé.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi: Chăm sóc vóc dáng

Sinh con là trải nghiệm thay đổi cả cuộc sống và cơ thể bạn. Vùng hông và eo của bạn sẽ mở rộng hơn, bụng sẽ mềm và dễ chảy xệ. Hãy dành cho bản thân ít nhất chín tháng, như đã dành cho bé trong bụng, để tập luyện cho cơ thể trở về với hình dáng trước khi mang thai.



Thật sự rất khó để cân nặng của bạn có thể trở về như trước khi mang thai, chỉ cần cân nặng của bạn nằm trong giới hạn khỏe mạnh là được. Nếu bạn đang cho bé bú, không được áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Nếu bạn không thể giảm cân bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục, nên quản lý cân nặng bằng cách cân nhắc các loại thức ăn và thói quen ăn uống của bạn.

Những việc nên làm:

Ăn ít hơn và nhai chậm hơn. Bạn sẽ có cảm giác như đang ăn lượng thức ăn bình thường, nhưng vẫn nên ngừng ăn trước khi thấy no.

Uống nước. Mang theo nước đá trong bình giữ lạnh để có thể uống cả ngày. Cách này không chỉ có tác dụng cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mà còn làm đầy dạ dày và kiềm chế cơn đói. Trà thảo dược, cà phê đã lọc caffeine, nước ép hoặc sinh tố cũng tốt khi dùng điều độ.

Ăn nhiều thực phẩm chứa calo tốt, giảm calo xấu. Đừng từ bỏ thói quen dinh dưỡng mà bạn đã áp dụng khi mang thai.

Ăn vặt thông minh. Nên để các món ăn vặt ít calo trong nhà như trái cây và rau xanh.

Bắt đầu tập thể dục. Nhớ là sau một thời gian dài không tập, bạn phải bắt đầu từ những bài cơ bản nhất và sau đó từ từ nâng khối lượng bài tập lên

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi - tuần thứ 1

Khi được vài ngày tuổi, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên tại thời điểm này, khi đã được 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn.

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Sau khi sinh được vài ngày, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên khi bé 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn. Bé vẫn mỉm cười với người lạ, đặc biệt là khi người đó nhìn thẳng vào mắt bé và nói chuyện với bé. Lớn thêm chút nữa, bé sẽ thích ba mẹ và những người gần gũi với bé hơn.



Đôi khi bé trở nên im lặng và giao tiếp bằng mắt, tìm kiếm bạn trong phòng, huơ tay một cách hào hứng hoặc cười to khi tìm thấy bạn. Bé cũng cảm thấy dễ chịu khi ngửi hương thơm của bạn.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi: Những buồn phiền trẻ con không qua đi

Bạn cảm thấy lo lắng và đầy tâm trạng? Những người xung quanh nhận thấy tâm trạng của bạn ngày càng đi xuống? Đừng ngại ngùng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn vì có đến 10- 20% các bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Chứng trầm cảm này có thể kéo dài trong vòng hai tuần cho đến một năm và đó là một căn bệnh thật sự, cần được điều trị.

3 tháng sau khi sinh, nếu bạn vẫn chưa cảm thấy cân bằng, hãy tự kiểm tra bằng những câu hỏi sau:

Bạn có:

- Vấn đề về giấc ngủ?

- Cảm thấy kiệt sức mọi lúc?

- Mất cảm giác ngon miệng?

- Lo lắng về những điều nhỏ nhặt?

- Tự hỏi khi nào bạn sẽ lại có thời gian cho bản thân?

- Nghĩ rằng bé sẽ tốt hơn khi không có bạn?

- Lo lắng chồng sẽ mệt mỏi khi thấy bạn như vậy?

- Thường xuyên bắt gặp chồng mình ở cùng bé?

- Nghĩ rằng người khác làm mẹ tốt hơn bạn?

- Khóc vì những điều nhỏ nhặt?

- Không còn thích thú với những thứ bạn từng thích?

- Cách ly bản thân khỏi bạn bè và người xung quanh?

- Sợ khi ra khỏi nhà hoặc ở một mình?

- Bị cảm giác lo lắng tấn công?

- Nóng giận vô cớ?

- Khó tập trung?

- Nghĩ rằng mình có điều gì sai?

- Cảm giác mình sẽ luôn ở trong tình trạng này và không bao giờ khá hơn?

Nếu bạn trả lời có với ba câu hỏi hoặc nhiều hơn, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Sai lầm khi cho trẻ nhỏ chơi điện thoại, ipad

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều gia đình có điều kiện đã có thể cho trẻ tiếp xúc với các đồ điện tử từ rất sớm mà không hay biết rằng nó gây hại cho trẻ như thế nào.

1. Nguy cơ cận thị

Vì sao mà tỉ lệ trẻ bị cận thị sớm ngày một tăng cao đến mức báo động? Câu trả lời chính là từ việc bố mẹ thường xuyên cho con chơi điện thoại, máy tính bảng hay xem tivi quá nhiều. Ánh sáng từ các thiết bị công nghệ này vô cùng có hại cho mắt. Các hình ảnh và chữ quá nhỏ khiến mắt trẻ phải điều tiết liên tục, gây ra chứng cận thị, loạn thị ngay khi trẻ còn chưa đến trường.

2. Điện thoại thông minh khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, dễ thịnh nộ

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu các bậc phụ huynh cứ liên tục dùng điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị công nghệ để xoa dịu cơn bực tức, hay mè nheo của trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ trở nên hư hơn, thường xuyên cáu kỉnh và dễ thịnh nộ. Khi sử dụng smartphone trở thành thói quen, đứa trẻ đó sẽ bị thay đổi hành vi và tính cách, trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn rất nhiều. 

3. Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần

Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực internet). Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình.



Theo các chuyên gia, nếu bố mẹ thường xuyên cho con chơi smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.

4. Làm méo mó mối quan hệ với cha mẹ

Nghiên cứu cho thấy rằng, từ 0 – 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ. Trong thời gian này, não bộ của trẻ tăng 3 lần về kích thước và phát triển mạnh về tư duy, cảm xúc và tình cảm. Đây cũng là lúc lời nói và sự giao tiếp giữa bố mẹ với con sẽ kích thích phát triển về trí tuệ, và tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.

Thế nhưng, thời đại ngày nay, vì ngại phải trông con và muốn dỗ cho con nín khóc, dỗ cho con ăn, nhiều phụ huynh lại lợi dụng smartphone để làm đồ chơi cho con. Điều này vô cùng tai hại. Bởi điện thoại khiến bạn trở nên lười trông con, bố mẹ và con ít giao tiếp với nhau, mà thay vào đó là giao tiếp thường xuyên với điện thoại. Điều đó sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn giữa bố mẹ với con mà bạn không thể tưởng tượng nổi.

5. Lạm dụng điện thoại cho con chơi có thể gây nghiện

Các thiết bị công nghệ luôn là một thế giới đầy cuốn hút và thú vị với mọi đứa trẻ. Một khi đã sử dụng như một thói quen, đứa trẻ có thể bị “nghiện” smartphone. Đã có rất nhiều gia đình gặp phải tình trạng này. Nếu không được chơi smartphone con sẽ không ăn, không ngủ, quấy khóc và đập phá đồ đạc. Bạn có thể vô tình coi thường những biểu hiện này. Nhưng nó lại là một tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc của bé đang phát triển một cách hết sức tiêu cực, và đáng lo ngại đấy.

6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể.

Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.

7. Ảnh hưởng đến khả năng học hỏi

Theo một nghiên cứu, điện thoại thực sự có hại cho khả năng học hỏi của trẻ vì nó làm trẻ sao lãng sự chú ý. Bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston cảnh báo rằng: “Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học”

Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.

8. Hạn chế khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp của trẻ chỉ được rèn luyện và bồi đắp khi chúng thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện trực tiếp với người khác. Nhưng nếu bạn để con chơi điện thoại, thì bé sẽ chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì khác nữa. Con không muốn giao tiếp hay trò chuyện với ai cả, trẻ trở nên vô tâm, không có hứng thú với mọi thứ mà chỉ chuyên tâm với chiếc điện thoại mà thôi. Lâu dần, cảm xúc của trẻ chậm phát triển, các kỹ năng trò chuyện, giao tiếp vô cùng hạn chế.

9. Có thể dẫn tới béo phì

Nếu một đứa trẻ bị nghiện smartphone, chúng sẽ lười vận động hay di chuyển mà chỉ thích ngồi một chỗ để chơi mà thôi. Hoạt động thể chất bị hạn chế, sẽ làm tăng cân. Theo một nghiên cứu, trẻ em dùng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ sẽ tăng 30% khả năng mắc các bệnh béo phì, sau đó dễ bị bệnh tiểu đường, có nguy cơ đột quỵ cao và đau tim.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi - tuần thứ 4

Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, ngay cả ở giai đoạn sớm này, cũng có nhiều lợi ích. Lắng nghe bạn đọc giúp tai bé quen với ngữ điệu của ngôn ngữ nói. Bạn nên thay đổi nhịp đọc, sử dụng các âm giọng khác nhau và hát sẽ khiến bé thích thú hơn.

Bé 2 tháng tuổi tuần thứ tư phát triển như thế nào?

Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe vì dù sớm nhưng việc này cũng mang lại nhiều lợi ích. Những lúc lắng nghe bạn đọc, tai bé sẽ quen với ngữ điệu của ngôn ngữ nói. Bạn nên thay đổi nhịp đọc, sử dụng các âm giọng khác nhau và hát sẽ khiến bé thích thú hơn. Nếu bé nhìn đi hướng khác hoặc giảm sự quan tâm trong khi bạn đọc, bạn nên làm việc khác và để bé nghỉ ngơi. Hãy hành động thích hợp tùy theo phản ứng của bé.



Bạn sẽ tìm thấy nhiều cuốn sách hay để đọc cho bé 2 tháng tuổi như Sự tích chú cuội cung trăng, Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt… Bạn nên chọn những cuốn sách khổ lớn có những hình vẽ, màu sắc tươi vui và câu văn đơn giản hoặc những cuốn sách hình không lời để bạn tự kể lại. Ở giai đoạn này, bạn không phải tuân theo các chỉ dẫn về độ tuổi một cách mù quáng. Những cuốn sách dành cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể cuốn hút bé nếu chúng có hình ảnh sinh động, rõ ràng và màu sắc tươi sáng.

Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi: Xử lý những lời khuyên không mong đợi

Khi bạn có con nhỏ, tất cả mọi người trên thế giới dường như đều có ý kiến để chia sẻ: “Bé không nên mặc áo len?”, “Bé sẽ không lớn nhanh và khỏe mạnh nếu không cho bé ăn các thức ăn cứng từ bây giờ”, “Nếu để bé ngậm núm vú thì sẽ hư răng!”… Dù những lời khuyên có đúng hay sai, tất cả là sự xâm phạm khiến bạn rất khó chịu.

Làm sao để đối phó? Trước hết, đừng quan trọng hóa những gì bạn nghe được. Không có cách nào làm giảm sự tự tin của bạn nhanh hơn là việc lắng nghe mọi lời khuyên từ bạn bè, người thân và cả người lạ. Hãy làm những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho con mình.

Mọi người thường bị cuốn hút bởi con trẻ. Đôi khi họ đưa ra những nhận xét hữu ích đơn giản chỉ để nói điều gì đó. Chỉ cần đáp lại bằng cách nói chung chung như “Cảm ơn bạn quan tâm” hoặc “Mình sẽ nghĩ về nó”. Cách tuyệt vời để đáp lại các cụ ông, bà, những người có ý kiến riêng về cách cho ăn hoặc ngủ là tranh thủ bên thứ ba: “Cảm ơn mẹ. Con sẽ hỏi bác sĩ xem sao”. Sáng suốt để chọn lọc ra những lời khuyên đúng đắn bạn nhé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng - tuần thứ 3

Khi bé 2 tháng tuổi giai đoạn, bạn có thể giúp bé phát triển các giác quan bằng những bài nhạc cho bé thông minh, không chỉ là các bài hát thiếu nhi mà cả những bài hát khác hay hòa tấu.

Bé 2 tháng tuổi giai đoạn 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Các bé 6 tuần tuổi thường thức lâu hơn vào ban ngày. Trong thời gian này, bạn có thể giúp bé phát triển các giác quan bằng cách hát những bài hát ru yêu thích hoặc bật những bài nhạc nhẹ nhàng vui tươi. Bạn không cần giới hạn cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, có thể bật bài “Sài Gòn đẹp lắm” hay nhạc Mozart và quan sát bé thể hiện sự thích thú qua những tiếng bi bô và cử chỉ huơ tay, huơ chân.

Thiên thần nhỏ đã vận động tốt hơn. Bạn sẽ nhận ra rằng những cử động ngắt quãng của bé lúc mới sinh đã nhường chỗ cho những chuyển động mượt mà hơn khi bé 2 tháng tuổi, nhất là những lúc bé quan sát mọi người.

Hãy cho bé đủ không gian để duỗi và cử động tay chân. Đặt một tấm chăn trên sàn và để bé di chuyển tùy thích. Những vận động này giúp cho việc phát triển cơ bắp của bé 2 tháng tuổi. Khi nằm sấp, bé sẽ bắt đầu đẩy người bằng chân, bước đầu tiên sẵn sàng để bò.

Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi giai đoạn 6 tuần tuổi: Tình dục sau khi sinh

Bạn mệt mỏi ngoài sức tưởng tượng, sự ham muốn giảm xuống bằng không do sự tự điều chỉnh nồng độ hoóc-môn, nhất là khi đang cho bé bú. Cuộc sống mỗi ngày cùng bé khác xa với cuộc sống khi bé còn trong bụng mẹ.



Thời điểm này bác sĩ cho biết bạn có thể quan hệ trở lại, không có nghĩa là bản thân bạn đã sẵn sàng. Dù cho bạn có thấy thích thú để quan hệ hay không, bạn và chồng vẫn nên thể hiện tình yêu với nhau.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng - tuần thứ 2

Hầu hết các bé 10 tuần tuổi vẫn thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên, thời gian mỗi lần ngủ và thức của bé sẽ dài hơn. Bé có thể có hai đến bốn giai đoạn ngủ dài và thời gian thức có thể lâu đến mười tiếng trong vòng 24 giờ.

Bé 2 tháng tuổi tuần thứ hai phát triển như thế nào?

Nếu bé ngủ thẳng giấc cả đêm trong vòng năm hoặc sáu tiếng, bạn thuộc số ít những bà mẹ may mắn. Hầu hết các bé 10 tuần tuổi vẫn thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên, thời gian mỗi lần ngủ và thức của bé sẽ dài hơn. Bé có thể có hai đến bốn giai đoạn ngủ dài và thời gian thức có thể lâu đến mười tiếng trong vòng 24 giờ.

Một lưu ý thú vị: Dù cho bé ngủ nhiều hay ngủ ít, điều này hầu như sẽ giữ nguyên trong suốt thời thơ ấu.



Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi: Tìm kiếm người chăm sóc trẻ

Khi bé 2 tháng tuổi, bạn nên nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ trong việc chăm sóc bé. Hiện nay, việc tìm kiếm người chăm sóc trẻ không dễ dàng. Bạn có thể tìm kiếm thông qua các nguồn sau:

- Bạn bè, người quen: Hỏi thăm xem họ có biết ai đã từng làm công việc chăm sóc trẻ nhỏ để giới thiệu cho bạn.

- Họ hàng ở quê: Có thể có vài người bà con trung niên yêu trẻ con và muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc tạo điều kiện cho em gái hay cháu gái vừa giúp đỡ bạn chăm sóc bé, vừa được học nghề vào buổi tối (khi bạn đã xong việc).

- Các trung tâm giới thiệu người giúp việc: Có một số trung tâm uy tín có đào tạo người giúp việc, bạn có thể tìm kiếm những người giúp việc khá chuyên nghiệp ở các trung tâm này.

- Thuê người giúp việc theo giờ để chăm sóc bé khi bạn vắng nhà.

Dù bạn tìm thuê người giúp việc qua nguồn nào đi chăng nữa, cần lưu ý gốc gác của người giúp việc, giọng nói, cách cư xử vì người chăm sóc trẻ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bé trong giai đoạn phát triển. Nếu bạn vẫn chưa tìm ra người chăm sóc bé, thử nhờ bà nội, bà ngoại hoặc dì chăm sóc giùm bé hoặc giúp một số việc nhà để bạn yên tâm chăm sóc bé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng - tuần thứ 1

Bé 2 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Khi bé 2 tháng tuổi, khả năng nghe của bé tốt hơn và bé có thể phân biệt sự khác nhau giữa những giọng nói quen thuộc và các âm thanh khác. Bé cũng thể hiện là mình có thể nhận ra âm thanh của môi trường xung quanh mình. Nhớ để ý đến cách bé hay hướng về phía âm thanh phát ra.



Nói chuyện với con có thể giúp bé phát triển các giác quan. Bé sẽ quan sát miệng của mẹ khi bạn nói, bị cuốn hút bởi cách nó hoạt động. Bạn sẽ có thể kinh ngạc bởi khả năng giao tiếp của một đứa bé 2 tháng tuổi qua những tiếng bi bô ngày càng đa dạng. Tiếng cười và những kiểu khóc khác nhau thể hiện các nhu cầu khác nhau của bé.

Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi: Yêu thương người bạn đời

Rất hiếm các bậc cha mẹ cảm thấy say đắm nhau trong những tuần sau sinh nở do một số nguyên nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ rằng trở thành cha mẹ không có nghĩa là bạn không còn nhu cầu tình dục. Thậm chí, khi bạn không có thời gian hay hào hứng với việc quan hệ, bạn và chồng vẫn có thể tìm ra những cách thể hiện tình yêu dành cho nhau.

Yêu thương qua lời nói. Dù bị áp lực đến đâu, vẫn nên mở lòng để trò chuyện với chồng. Hãy nhớ rằng cả hai đang trải qua những thay đổi to lớn trong cuộc sống. Chia sẻ cùng nhau có thể giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn. Giữ chừng mực những lời than phiền để chúng không nghe như lời kết tội. Chẳng hạn, thay vì nói rằng: “Anh làm việc này không tốt”, bạn thử nói: “Em thấy anh giỏi việc kia hơn”.

Yêu thương qua tiếng cười. Khi cuộc sống đang bị đảo lộn và rất mệt mỏi, có đôi lúc bạn trông rất lôi thôi và lú lẫn. Đừng cáu kỉnh, hãy nói đùa với ông xã về những sai lầm của chính bạn.

Thỉnh thoảng, trốn đi một tí để yêu thương. Đôi khi bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy chăm sóc bé để hai bạn đi hẹn hò, xem phim, ăn tối, ăn khuya bên ngoài, hay làm bất kỳ việc gì cùng nhau. Chỉ cần ra ngoài cùng nhau trong vài giờ, bạn sẽ được nạp đầy năng lượng.

Yêu thương qua những tiếp xúc. Không chỉ là việc quan hệ vợ chồng, thường xuyên ôm nhau, hôn nhau cũng khiến tình cảm vợ chồng gắn bó hơn.

Bạn đừng quá lo lắng, những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng qua đi.


Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng - giai đoạn 3 tuần tuổi

Bé 1 tháng tuổi giai đoạn 3 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé thích và cần được bú, vì vậy đừng ngăn cản bé. Với các bé 3 tuần tuổi, núm vú của mẹ giúp bé ngoan hơn. Khi không có núm vú hay ngón tay của bạn, bé thậm chí có thể tự mút ngón tay cái hay các ngón tay khác của mình. Bạn nên sử dụng núm vú giả trong lúc ngủ trưa và ban đêm cho con để làm giảm nguy cơ trẻ bị đột tử (SIDS). Không cần thiết đặt núm vú vào miệng bé trở lại khi nó rơi ra trong lúc bé ngủ.



Cuộc sống của mẹ khi bé 1 tháng tuổi giai đoạn 3 tuần tuổi: Mối liên kết mới

Một số bà mẹ cảm nhận một tình yêu vô hạn ngay từ giây phút đầu tiên, nhưng với hơn một nửa các bà mẹ khác, cảm giác liên kết này mất nhiều thời gian hơn.

Việc sinh nở, phục hồi sau khi sinh và chăm sóc bé không dễ dàng. Nếu bạn chưa dành nhiều thời gian bên trẻ con hay phải một mình chăm sóc bé, bạn sẽ băn khoăn, lo lắng không biết mình làm mọi việc có đúng chưa. Giữa bạn và bé cũng cần có thời gian để mối liên kết phát triển và chín muồi. Vì vậy, không cần phải cảm thấy có lỗi nếu bạn nhìn ngắm con mà lại có cảm giác xa lạ. Hãy chờ một thời gian và bạn sẽ không thể tưởng tượng ra cuộc sống mà không có bé.

Tuy nhiên, nếu sau vài tuần, cảm giác xa lạ này vẫn còn, có thể bạn đang gặp phải chứng trầm cảm sau sinh. 10% các bà mẹ khổ sở vì chứng trầm cảm này, nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi nội tiết tố sau sinh. Các nguyên nhân khác là do những cảm xúc mâu thuẫn kéo dài về việc làm mẹ, cùng với những triệu chứng mất ngủ, lo âu, thay đổi khẩu vị và những ý nghĩ có thể gây hại đến bản thân và con trẻ.

Chứng trầm cảm sau sinh không liên quan đến thể lực của bạn mà liên quan chặt chẽ đến những thay đổi nội tiết mà bạn hầu như không kiểm soát được. Hãy đến gặp bác sĩ ngay vì được tư vấn càng sớm bạn, sẽ phục hồi nhanh hơn.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng - giai đoạn 2 tuần tuổi

Khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ở giai đoạn 2 tuần tuổi, cách giao tiếp duy nhất của bé là khóc, nhưng bạn có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói và sự tiếp xúc. Bé thích được ôm ấp, âu yếm, hôn, vuốt ve và ẵm bồng.

Bé 1 tháng tuổi ở giai đoạn 2 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Tử cung người mẹ là môi trường ấm và dễ chịu, vì vậy sau khi chào đời, bé cần thời gian để thích ứng với cuộc sống ngoài cơ thể mẹ. Khi bé 2 tuần tuổi, phần nhiều thời gian bé chỉ ngủ, nằm yên, hoặc ngọ nguậy. Cách giao tiếp duy nhất của bé là khóc, nhưng bạn có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói và cử chỉ vì các bé 2 tuần tuổi có thể nhận ra giọng của mẹ và phân biệt với những giọng khác. Bé 1 tháng tuổi ở giai đoạn đầu 2 tuần tuổi cũng thích được ôm ấp, âu yếm, hôn, vuốt ve và ẵm bồng. Bé có thể nói “a” khi nghe thấy giọng hay nhìn thấy khuôn mặt bạn, và bé sẽ háo hức tìm kiếm bạn.



Cuộc sống của mẹ khi bé 1 tháng tuổi ở giai đoạn 2: Trầm cảm sau sinh

Có thể bạn cho rằng đây là điều vô lý nhưng trên thực tế có nhiều mẹ lại cảm thấy chán nản, dễ khóc, buồn rầu, hay cáu kỉnh. Thực ra, có một vài nguyên nhân khiến khoảng một nửa số bà mẹ gặp phải chứng trầm cảm sau sinh.

Trong suốt tuần đầu tiên ở nhà với bé, sự mất ngủ, việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh, công việc chăm sóc trẻ sơ sinh, việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc con trẻ, không có người giúp đỡ, sẽ dễ gây ra căng thẳng cho mẹ. Bên cạnh đó, những thay đổi lớn về nội tiết tố sau khi sinh cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, nhất là khi bạn đã từng bị hội chứng tiền kinh nguyệt nặng. Cộng thêm sự kỳ vọng của xã hội hiện đại về những bà mẹ có thể “làm tất cả” khiến bạn có thể có những dấu hiệu của trầm cảm nhẹ.

Những cảm giác này là bình thường và bạn có thể vượt qua. Nên tâm sự với người bạn yêu thương và tin tưởng như chồng, ba mẹ, họ hàng, hay một người bạn thân. Chia sẻ thông tin với người khác có thể giúp bạn nhận ra rằng không phải một mình bạn gặp tình trạng này và bạn dễ dàng vượt qua hơn.

Dành thời gian cho chính mình. Thỉnh thoảng, hãy để chồng hay ông bà ở cùng với bé trong khi bạn đi thăm bạn bè, đi mua sắm, hoặc đơn giản là tắm thư giãn. Ngay cả việc ngồi nghỉ ngơi ngoài vườn, công viên hoặc đi dạo với bé để không khí trong lành cũng rất có ích.

Tạm gác công việc sang một bên. Nhớ rằng đây là thời gian bạn nghỉ sinh. Hãy tắt điện thoại và tránh xa máy tính. Dùng những tuần này để nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn với gia đình.

Nếu những cảm giác này kéo dài nhiều tuần, hãy gặp bác sĩ. Vì rất có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh (PPD). Những dấu hiệu của chứng PPD bao gồm lo lắng quá độ, hoảng loạn, thay đổi thói quen ăn uống như ăn quá nhiều hoặc mất khẩu vị, mất ngủ, thậm chí có vài trường hợp có những ý nghĩ về việc làm tổn hại bản thân hay con trẻ.

Những cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả

Sốt ở trẻ em xảy ra khi cơ thể đang “chiến đấu” với vi khuẩn gây hại. Sốt cao có thể gây tổn hại bộ não của bé nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu bé bị sốt cao, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản hạ sốt dưới đây trước khi có ý định đưa đi bác sĩ.

Khoai tây

Khoai tây sống mua về đem gọt vỏ, rửa sạch cho vào máy xay nhuyễn. Để lớp bột nhão này vào trong vớ và mang vào chân cho bé. Cách này giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể của con bạn chỉ trong vòng vài phút.

Rượu và nước

Trộn nửa cốc nước cùng nửa cốc rượu, ngâm một miếng vải cotton mỏng sau đó cũng đặt tấm vải cotton này vào trong vớ và mang vào chân con bạn. Tương như khoai tây, cách làm này cũng giúp bé yêu hạ sốt nhanh chóng.



Khăn ướt

Đây là cách sử dụng được biết đến rộng rãi trong dân gian: Ngâm một chiếc khăn trong chậu nước lạnh, vắt hơi khô sau đó đặt lên trán của trẻ vài phút. Nếu khăn ấm trở lại, bạn lặp đi lặp lại vài lần để hạ sốt cho bé nhé.

Quần áo rộng

Khi bé đang bị sốt cao, hãy cho bé mặc những bộ đồ thoải mái, rộng rãi để nhiệt độ cơ thể được thoát ra ngoài. Hoặc nếu bé mặc nhiều đồ trên người, bạn cũng có thể cởi bớt để giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp con bạn bị lạnh và bắt đầu run lên, hãy làm cho bé ấm áp bằng cách đắp thêm một chiếc chăn nhé!

Chất lỏng

Hãy cho con bạn uống nhiều các loại chất lỏng như: Nước, sữa, nước trái cây… Điều này làm mát từ bên trong cơ thể bé, giúp bé hạ sốt.
Nằm trong nhà

Việc vui chơi ngoài trời khi đang sốt có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến bệnh tình của bé ngày càng nặng hơn. Ngăn chặn điều đó bằng cách giữ bé ở trong nhà – nơi kín gió và tuyệt đối an toàn.