This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Bí mật thú vị giữa bố và em bé trong bụng mẹ

Một số thực nghiệm khoa học đã phát hiện ra rằng em bé trong bụng mẹ rất thích nghe giọng nói của bố. Mỗi khi bố cất tiếng hát và khẽ chạm vào bụng mẹ, bé sẽ tạo ra một chuyển động giống như “lắc” khẽ thân mình để biểu thị sự thích thú và… hài lòng.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên nếu sau khi chào đời, có những lúc bé khóc ré lên mà mẹ không thể nào dỗ được thì chỉ cần bố hát bài đã hát cho bé nghe khi còn trong bụng mẹ và vỗ vỗ nhẹ là bé sẽ nín khóc hoặc ngủ ngoan.



Đứng dưới góc độ khoa học, các chuyên gia tâm lý trẻ em của trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã “giải mã” như sau: khi còn là một bào thai, bé “dị ứng” với các âm thanh cao, sắc vì nó thường làm tăng nguy cơ động thai, trong khi đó bé lại rất có cảm tình với các âm thanh trầm ấm, ngữ điệu thong thả. Giọng nói của bố rất phù hợp với ý thích này của bé. Các chuyên gia tâm lý khuyên các ông bố nên “tranh thủ” điều này để xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó với con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Hàng ngày được nghe bố nói chuyện với mình, thông qua thính giác và xúc giác, bé sẽ cảm nhận được trên thế giới này không phải chỉ có mỗi mình mẹ và mình mà còn có cả bố, hơn nữa tình cảm của bố cũng rất ấm áp và hình như bố còn cưng nựng mình hơn… mẹ. Cảm nhận này rất có lợi cho sự phát triển tâm lí, tình cảm của bé. Một lợi ích nữa đến từ việc trò chuyện hàng ngày giữa bố và em bé là mẹ cũng rất vui vẻ, tâm lí thoải mái, cảm thấy yêu chồng, yêu con nhiều hơn nữa. Sự nối kết tâm lí giữa bố mẹ và bé trong bụng vô hình chung đã tạo nên một bầu không khí gia đình rất đầm ấm và hạnh phúc. Đây có thể coi là một môi trường giáo dục lý tưởng giúp bé cảm nhận được hạnh phúc, suy nghĩ tích cực và luôn muốn hướng thiện, làm những việc tốt khi bé lớn lên.

Các chuyên gia tâm lí cũng gợi ý một số chủ đề hấp dẫn để bố không chỉ trò chuyện mà còn chơi đùa được với bé, như: “Con gái yêu, bàn tay của con đâu nhỉ? Giơ lên cho bố nắm một cái nào!” hay: “Con yêu, chân con đang ở đâu đấy? Đạp nhẹ chỉ chỗ cho bố nhé”, “Cu Tí của bố ơi, hôm nay mẹ vừa ăn cháo đậu đen đấy. Con có thấy ngon không?”, “Hôm nay con thích nghe bố hát bài nào?”… Nếu đã thống nhất đặt tên (tên thân mật ở nhà hoặc tên khai sinh), bố cũng nên gọi luôn để bé nhớ và cuộc trò chuyện trở nên gần gũi hơn.

Làm được như vậy, sau khi bé chào đời sẽ rất thân thiết và yêu bố. Không những thế, tư duy và năng lực của bé cũng có thể phát triển ở trình độ cao hơn các bạn cùng độ tuổi. Hi vọng sau khi biết được “bí mật” thú vị này, các ông bố sẽ có thêm động lực và hứng thú để chăm chỉ trò chuyện hàng ngày với bé.

Theo Bầu.vn

Mẹ bầu đi làm

Việc quan tâm đến sức khỏe của mình ở môi trường làm việc của những mẹ bầu là vô cùng cần thiết. Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu cần lưu ý:

1. Xem xét những nguy cơ có hại từ môi trường làm việc, ví dụ: tia X-quang từ máy photo, mùi mực in từ máy in, khói thuốc của đồng nghiệp/khách hàng, phải liên tục đứng, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nguy hại, trực đêm,… Bạn cần nói rõ về tình trạng thai nghén của mình và đề nghị giúp đỡ, hoặc trao đổi trực tiếp với người quản lý để được thu xếp công việc phù hợp hơn.



2. Tránh làm việc quá sức, quá căng thẳng: Để làm được điều này, bạn cần:

- Giữ tinh thần lạc quan trước mọi khó khăn

- Sắp xếp công việc cho hợp lý, không dồn quá nhiều việc vào một lúc

- Nhờ giúp đỡ khi cần thiết

- Thư giãn và giải trí để làm tươi mới lại tâm hồn

3. Tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc: Bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu, vì vậy thỉnh thoảng bạn nên đứng lên nhìn ngắm xung quanh, rót cho mình ly nước, trò chuyện vài câu với đồng nghiệp… Bạn cũng nên tranh thủ ngủ một chút vào buổi trưa.

4. Làm cho mình được thoải mái tối đa: với công việc văn phòng phải ngồi nhiều, nếu được, bạn có thể thả chân trần khi ngồi, dùng một chiếc ghế nhỏ để gác chân, lấy gối kê sau lưng…

5. Đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, đúng giờ giấc. Bạn nên chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt trong ngày cho mình, làm cơm trưa ở nhà để mang theo,…

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Ăn uống như thế nào để cho việc chuẩn bị mang thai được tốt?

Tâm lý nhiều ông bố bà mẹ cho rằng khi mang thai mới bắt đầu tẩm bổ cho thai nhi vì lúc đó là các bà mẹ ăn là “ăn cho 2 người”.

Nhưng thực tế thì không đúng, nếu trước khi mang thai các cặp vợ chồng không ăn uống đúng cách sẽ ảnh hưởng đến lượng tinh trùng khi thụ tinh giảm khả năng thụ thai , đến khi mang thai nó còn ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng dành cho thai nhi sau này. Vì thế khi chuẩn bị mang thai ngoài việc cần trang bị về kiến thức sinh sản như sức khoẻ thì việc ăn uống cũng rất quan trọng. Các cặp cha mẹ nên hình thành các thói quen ăn uống sau:

- Ăn uống đúng giờ giấc, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, ăn các loại thực phẩm đa dạng, dinh dưỡng phong phú, chuẩn bị đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, cung cấp cho quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi trước và sau khi thụ thai.



- Tăng cường dinh dưỡng trong ăn uống bổ sung các chất như protein, chất khoáng, vitamin. Dinh dưỡng cao có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào sinh sản của cả bố và mẹ, nâng cao chất lượng của tế bào sinh sản. Khi người phụ nữ được chẩn đoán có thai cũng là lúc phôi thai đang trong thời kì phát triển, lúc này là lúc tận dụng các chất dinh dưỡng trước khi mang thai để bổ sung cho phôi thai được phát triển tốt nhất. Nếu đợi đến có thai mới bổ sung các chất dinh dưỡng thì đã muộn, bởi phôi thai đã qua giai đoạn phát triển.

- Bổ sung axit folic hàng ngày để giảm nguy cơ con sinh ra bị dị tật ống thần kinh và cần nhớ rằng không nên chờ cho đến khi mang thai mới bổ sung mà phải từ trước đó vài tháng. Nguồn axit folic có nhiều trong đậu đỗ, cam quýt, rau súp lơ, cải xanh… Tuy nhiên cũng không nên bổ sung quá nhiều axit folic sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

- Các loại đậu cá, trứng, thịt nạc….đều có hàm lượng protein phong phú, rong biển, tảo tía, sứa… là những thực phẩm có chứa khá nhiều iot, trong các loại thực phẩm động vật có khá nhiều maggie, đồng. Vùng gan lợn, đậu tương, đậu đỏ chứa nhiều sắt. Còn trong các loại rau quả tươi lại rất giàu vitamin.

- Cần tránh các loại thực phẩm đóng hộp vì trong suốt quá trình, từ sản xuất, chế biến, đóng góp, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ cho đến sử dụng, thực phẩm đều có thể bị ô nhiễm nông dược, kim loại, vi khuẩn, nguyên tố phóng xạ….., làm nguy hại đến sức khoẻ con người và của đời sau.

- Trước khi mang thai các cặp cợ chồng nên chú ý đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thiên nhiên, tươi ngon, tránh ăn các loại thực phẩm có chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản…, cần tránh uống rượu, hút thuốc lá. Rau phải rửa sạch, ngâm nước muối. Quả phải gọt vỏ trước khi ăn, uống nhiều nước lọc, uốn ít café, đồ uống, nước quả ép chế phẩm…

- Nên sử dụng đồ nấu ăn bằng sắt hoặc inox, tránh sử dụng đồ nhôm hoặc đồ gốm sứ, phòng ngừa nguyên tố chì, bởi chì nguy hại cho tế bào cơ thể người.

Trước khi mang thai vợ chồng phải sắp xếp ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, dự trữ nguồn dưỡng chất đầy đủ dồi dào trong cơ thể. Cơ thể khoẻ mạnh, sinh lực dồi dào là nền tảng vững chắc cho việc sinh sản.

Nguồn: chamsocmevabe.vn

Vì sao trước khi mang thai phụ nữ cần tránh xa rượu?

Có một số người sai lầm cho rằng, rượu được đào thải rất nhanh ra khỏi cơ thể, thường 2-3 ngày sau là có thể đào thải hết, sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi. 

Thực ra, chất cồn trong rượu rất độc hại đối với các tế bào sinh dục và sẽ không được đào thải và đẩy ra ngoài cùng với các chất bài tiết mà chỉ sau khi những tế bào sinh dục bị tổn thương được đẩy ra ngoài thì mới tránh được hiện tượng thai dị hình.

Mỗi tế bào trứng muốn phát triển thành trứng chín chỉ cần khoảng 14 ngày, do đó tốt nhất sau khi uống rượu 20 ngày mới nên thụ thai. Có thể nói rượu là nguyên nhân nguy hiểm gây dị thai, uống càng nhiều rượu hoặc uống càng nhiều lần sẽ càng ảnh hưởng đến thai nhi.



Đặc biệt, những phụ nữ thường xuyên uống rượu sẽ khiến thai nhi bị ngộ độc cồn mãn tính mà y học gọi là “hội chứng nhiễm cồn trong thai”. Vì thế khuyến nghị những phụ nữ mang thai cần tránh xa rượu.

Đồng thời, đàn ông uống rượu còn có thể khiến thay đổi hình thái và khả năng hoạt động của tinh trùng, thậm chí gây chết tinh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sự phát triển của thai nhi. Tương tự như vậy, cồn đối với các tế bào trứng cũng gây hại lớn, vì thế phụ nữ trước khi mang thai nhất thiết không được sử dụng rượu.

Và tất nhiên khi mang thai thì phụ nữ tuyệt đối phải tránh xa các thức uống có cồn. Khi bà bầu uống bia rượu, cồn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào bé qua nhau thai. Có thể bạn thấy bất ngờ khi biết rằng rượu bia tràn vào máu của bé gần bằng mức có trong máu của bạn, trong khi đó bé phải mất thời gian dài hơn gấp đôi để thải đồ uống có cồn ra khỏi cơ thể.

Bạn nên nhớ rằng mỗi khi bạn dùng đồ uống có cồn trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ chia sẻ đồ uống đó với bé yêu trong bụng và các chuyên gia đã chứng minh rằng uống rượu bia thường xuyên có thể gây hại.

Nguồn: chamsocmevabe.vn

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không?

Trứng gà, vịt, đặc biệt trứng ngỗng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng phụ nữ mang thai nên bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên, ăn trứng nhiều có tốt không bầu ơi?

1/ Giá trị dinh dưỡng của từng loại trứng

Protein là thành phần cơ bản trong cả lòng trắng lẫn lòng đỏ của trứng. Chúng tập trung chủ yếu 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, hơn nữa lại cực kỳ tương thích với tỉ lệ bên trong cơ thể.
ăn trứng nhiều có tốt không

Ngoài chất béo trung tính, trứng còn chứa nhiều lexithin, thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển đại não và hệ thần kinh của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Trước khi giải đáp thắc mắc khi mang thai ăn trứng nhiều có tốt không, cùng MarryBaby tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các loại trứng mẹ hay ăn thường ngày nhé!



- Trứng gà: Protein từ trứng gà được cơ thể hấp thu dễ dàng nhất, do các mô cấu thành nên axit amin của nó gần như tương đồng với các mô thức tổ thành bên trong cơ thể. Lexithin, glixerin, cholesterol và các dưỡng chất có trong lòng đỏ trứng gà rất có ích cho sự phát triển hệ thần kinh. Colin, giải phóng sau khi lexithin được tiêu hóa, là chất cực kỳ quan trọng trong việc truyền dẫn thần kinh.

- Trứng vịt: Có thể mùi vị trứng vịt không thơm bùi như trứng gà, nhưng dưỡng chất từ loại trứng này không vì thế mà kém hơn. Muối vô cơ và vitamin A trong trứng vịt cao bằng trứng gà, rất tốt cho sức khỏe.

-Trứng ngỗng: Nhiều người cho rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai con sinh ra sẽ thông minh, trắng trẻo. Tuy chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía khoa học kết luận rằng bà bầu ăn trứng ngỗng rất tốt cho trí thông minh của con, nhưng vì thế cũng không nên phủ nhận giá trị dinh dưỡng từ loại trứng này. Chứa nhiều vitamin, protein, chất béo, muối vô cơ, trứng ngỗng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục năng lượng, giảm mệt mỏi, uể oải.

- Trứng cút: Lượng axit amin và lexithin cao trong thành phần, trứng cút là lựa chọn thực phẩm lý tưởng giúp bổ máu, giảm các bệnh như viêm khí quản, suy nhược thần kinh, huyết áp cao,…

- Trứng lộn: Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

2/ Khi mang thai ăn trứng nhiều có tốt không?

Ngoài những dưỡng chất dồi dào kể trên, không thể phủ nhận trứng chứa hàm lượng lớn cholesterol. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi bà bầu băn khoăn liệu ăn nhiều trứng có làm tăng quá mức lượng cholesterol trong cơ thể?

Thực tế, các nhà khoa học đã kết luận bệnh tim mạch chẳng có mối liên quan gì với chuyện ăn trứng mỗi ngày. Ngược lại, trứng chứa hàm lượng cholesterol tốt, giúp cân bằng cholesterol xấu trong cơ thể.

Theo đó, mẹ bầu có thể yên tâm ăn khoảng 6-7 quả trứng gà/vịt mỗi tuần nếu không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến cholesterol và huyết áp cao. Nếu mắc bệnh tim mạch, lượng trứng lý tưởng là 4 quả mỗi tuần. Quan trọng mẹ bầu cần biết cách chế biến lành mạnh, hạn chế chiên rán thường xuyên để phòng sự hấp thu chất béo chuyển hóa vào cơ thể.

Về trứng vịt lộn, mẹ bầu nên hạn chế ăn hằng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng có thể gây bệnh huyết áp, tiểu đường, tạo protein xấu, đồng thời gây tích lũy thừa vitamin A dưới da gây bong tróc, ảnh hưởng đến sự hình thành xương.

Nguồn: marrybaby.vn