This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Con yêu của mẹ

Con là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Mẹ làm gì khi thai nhi “tung chưởng” trong bụng?

Mang thai có thể coi là thời gian đặc biệt nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Ngày ngày cảm nhận con lớn lên từng ngày là một cái gì đó thật khó diễn tả nhưng vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, có lẽ cảm xúc, sự kết nối mạnh mẽ nhất của mẹ với thai nhi phải kể đến 3 tháng cuối khi mà những cú huých, đá của bé đã rất mạnh mẽ.

Dù biết rằng ngay từ tuần thứ 8 thai kỳ, em bé đã nhào lộn trong bụng mẹ nhưng 3 tháng đầu mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được, đến 3 tháng tiếp theo những chuyển động này cũng vẫn khá nhẹ nhàng và cho đến 3 tháng cuối thì dù không để ý mẹ cũng dễ dàng nhận thấy những cú đạp vì những chuyển động của bé đã vô cùng mạnh mẽ.



Vậy mỗi khi thấy thai nhi chuyển động, nhào lộn trong bụng, mẹ nên trả lời bé thế nào? Dưới đây là những việc mẹ nên làm khi nhận thấy những cú đá của con yêu:

Đếm số lần con đạp

Khi đã bước vào quý thứ 3 của thai kỳ, việc đứa trẻ đấm đá vào bụng mẹ là chuyện thường tình. Nếu không có bất kỳ chuyển động nào của thai nhi thì mới đáng lo ngại. Mẹ nên đếm số lần con ngọ nguậy trong bụng mình. Tần suất lý tưởng là 10 lần chuyển động trong vòng 1 giờ. Nếu trong vòng 2,3 tiếng liền, bạn chỉ cảm nhận được khoảng 5 chuyển động của bé thì nên tìm đến chuyên gia sức khỏe để xin được tư vấn.

Cẩn trọng

Nếu không cảm nhận đủ số lần chuyển động trong bụng mẹ của bé, chị em phải hết sức lưu ý. Việc cần làm ngay lúc đó là nạp thêm vào cơ thể vài món ăn điểm tâm và uống nước trái cây đặc biệt là nước có vị chua để kích thích dạ dày hoạt động, sau đó sẽ kích thích cả dạ con, khiến cho thai nhi có phản ứng. Đây là một mẹo hay cho các bà bầu sắp lâm bồn nhất là với những ai có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Chơi với con yêu

Mỗi khi cảm nhận được chuyển động của con ở trong bụng, mẹ có thể chơi với bé và đừng nghĩ rằng con không cảm nhận được nhé. Lúc bạn cảm thấy đầu gối hoặc cánh tay của bé đang thúc vào bụng mình hãy nhấn lại một cái thật nhẹ nhàng vào đúng chỗ đấy. Nếu đứa trẻ đang có hứng chơi, bé sẽ thúc lại vào bụng bạn. Trò chơi đầu đời kiểu này sẽ kích thích trí thông minh và khả năng phản xạ của bé.

Thay đổi tư thế

Một số tư thế nằm sẽ khiến bạn thấy đau ê ẩm và khó chịu. Vào 3 tháng mang thai cuối, đứa bé có thể to quá khổ so với bụng bầu của mẹ, bé không có đủ không gian để cử động. Đây cũng là thời gian trẻ quay đầu, chân chổng ngược lên trên. Vì vậy chỉ cần một chuyển động nhỏ cũng đủ khiến bạn đau nhói. Để tránh những tình huống khó chịu, mẹ nên thay đổi tư thế nằm để bé có vị trí thoải mái nhất trong bụng và bạn cũng bớt đau đớn hơn.

Tận hưởng

Đôi khi việc bé chuyển động trong bụng sẽ khiến mẹ thấy đau đớn, nhưng đó là trải nghiệm tuyệt vời. Từng ngày đợi con ra đời và cảm nhận sự lớn lên của con qua những chuyển động tinh nghịch ở trong bụng mình thật thú vị phải không các mẹ. Mỗi khi thấy đau tức, mẹ chỉ cần nghĩ rằng con mình hiếu động như vậy chứng tỏ bé đang khỏe mạnh và phát triển bình thường, bạn sẽ có động lực để vượt qua mọi đớn đau.

Đừng than phiền

Dẫu biết rằng mẹ rất đau nhưng việc than phiền chẳng có ích gì thậm chí còn tạo ra tâm lý khó ở, hay cáu gắt bực mình. Đừng nghĩ rằng đứa trẻ chưa ra đời thì bé chưa cảm nhận được tâm trạng của mẹ đâu nhé. Ngược lại thái độ cằn nhằn của bạn sẽ tác động xấu đến bé yêu và làm những tháng mang thai cuối cùng đáng ra phải háo hức, thiêng liêng thì trở nên khó khăn, căng thẳng. Chắc chắn con yêu không hề thích điều này!

Sưu tầm

Khám phá 10 hoạt động thai nhi làm hàng ngày trong bụng mẹ

Nấc, khóc, cười, mút ngón tay... là những việc thai nhi thực hiện hàng ngày trong bụng mẹ. Cuộc sống trong bụng mẹ luôn là điều bí ẩn với hầu hết các mẹ bầu. Mẹ sẽ không biết chính xác được giờ này bé làm gì, lúc này bé đang ngủ, hay thức? Cùng khám phá những việc mà bé thực hiện hàng ngày để hiểu hơn về cuộc sống của con các mẹ nhé!

1. Nấc

Đây là hiện tượng khá bình thường khi bé đã được trên 24-28 tuần tuổi, mẹ sẽ nghe thấy tiếng bé nấc trong bụng giống như tiếng nhịp tim đập hoặc tiếng “pop, pop” vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi trong bụng mẹ, tùy theo cơ địa của mẹ cũng như cơ địa của bé, bé có thể nấc từ 1-2 lần/ngày hoặc nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc. 

2. Khóc

Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Bởi từng có tin đồn rằng, một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.

Hai câu chuyện nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận. Đây cũng chính là một trong nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Vì người ta tin rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.

3. Ngủ

Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).
Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nướ ối,… và lại ngủ tiếp. Thật kỳ diệu đúng không.

4. Lắng nghe và phản ứng

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,... Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.
Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để bố mẹ nói chuyện và chia sẻ với bé nhiều hơn nhé, bé sẽ buồn hoặc giận dữ nếu tâm trạng mẹ không tốt và cũng thích nghe giọng nói ấm áp của bố. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc du dương hoặc sôi động để bé phát triển hoàn thiện hơn về thính giác.

5. Thưởng thức vị ngọt ngào

Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước.
Ngoài ra, nếu mẹ ăn những thức ăn quá mặn hoặc có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng thì bé cũng đều cảm nhận được hết thông qua nước ối. Mẹ cũng lưu ý, không nên ăn quá mặn hay quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con yêu chút nào.

6. Mút ngón tay

Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.

7. Nhào lộn

Từ tuần thứ 8 thai kỳ, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ và đến khoảng tuần thứ 18-20, mẹ sẽ cảm nhận được. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.



Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.

8. Mắt đảo liên tục

Từ 16 tuần tuổi mẹ đã bắt đầu đảo mắt, nhưng đến 26 tuần tuổi, bé mắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên, thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng. Bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối nếu bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào và phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài này bằng cách mở thật to mắt để nhìn. 

9. Đau

Từ tuần 24 trở đi, bé đã biết đau và khó chịu nếu nước ối quá ít hoặc với các mẹ mang song thai còn thấy bé có thể “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với nhau để giành chỗ để chân vì tử cung của mẹ quá chật.
Đó cũng là lí do, nếu trong trường hợp bác sĩ phải chỉ định mổ cho mẹ thì họ sẽ tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để giảm đau đớn cho thai nhi dù chúng còn rất nhỏ.

10. Đi tiểu

Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 - 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.

Nguồn: eva.vn

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

15 điều không tốt cho sức khỏe thai kỳ mẹ bầu nên tránh

Khi mang thai có nhiều thứ thay đổi trong cuộc sống của mẹ bầu. Đó không chỉ là sự thay đổi về cơ thể mà cả những sinh hoạt thường ngày. Do đó, việc tìm hiểu và làm theo những chỉ dẫn đúng đắn là cách để mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Sau đây là 15 việc mẹ bầu không nên làm khi mang thai.

1. Không nên xem thường chuyện ăn 

Ăn hợp lý đảm bảo đủ chất cho mẹ bầu trong thai kỳ. Vì vậy những động thái bất thường như kén ăn hay nghiện ăn đều không tốt cho cả mẹ và bé.



Một số thức ăn có thể gây ra sẩy thai hay dị tật thai nhi mẹ bầu nên tránh như đủ đủ xanh hay cung cấp quá liều vitamin A cho cơ thể. Một số thức ăn thì mẹ bầu cần phải kiêng khem như tránh ăn mặn bởi những tác hại của nó đặc biệt với những mẹ đang bị phù nề, dị ứng.

Tìm hiểu và tuân thủ những nguyên tắc ăn an toàn trong thai kỳ là điều mà mẹ bầu cần làm nhất khi mang thai.

2. Không đụng tới các chất kích thích

Mẹ nghiện rượu, thuốc lá hay bất cứ chất kích thích nào khác đều sẽ khiến cho thai nhi gặp vấn đề vì thành phần độc hại của chúng. Do đó, mẹ bầu nên tránh những thức uống không an toàn trong thai kỳ nếu mẹ muốn sinh con khỏe mạnh.

3. Không nên lơ là với bệnh tật

Mẹ bầu không nên chủ quan với bệnh tật. Các mũi tiêm phòng một số bệnh nhất định như viêm gan, quai bị, sởi… là cần thiết trước khi mẹ quyết định mang thai tối thiểu 1 tháng.

Trong thời gian mang thai mẹ cũng tránh để cơ thể cảm sốt hay mắc các bệnh phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục… Các bệnh này có thể gây ra những biến chứng khủng khiếp cho trẻ, thậm chí có thể còn làm sẩy thai.

Do đó, nếu chẳng may mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai hãy đến bác sĩ để được chăm sóc và hướng dẫn, đừng tự uống bất kỳ loại thuốc nào. nhé!

4. Dùng thuốc bổ, vitamin không theo hướng dẫn

Ham đồ bổ là tâm lý chung cả nhiều người, nhất là đối với mẹ bầu vốn đang trong thời gian cần tẩm bổ. Thế nhưng việc bổ sung các dạng vitamin quá liều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trong cho thai nhi như bị dị tật, ảnh hưởng đến hệ xương, hệ thần kinh và gây ra những khó khăn khi mẹ chuyển dạ.

Cách sử dụng đúng là mẹ bầu nên bổ sung vitamin qua các nguồn thực phẩm tự nhiên và nếu dùng viên tổng hợp thì nên có hướng dẫn của bác sĩ.

5. Đừng để bị stress 

Mẹ bầu không nên để bản thân rơi vào trạng thái stress dù cho thời gian bầu bí luôn có nhiều áp lực. Việc stress khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gia tăng thêm các vấn đề thường gặp như bệnh đau lưng, khó ngủ hay bị táo bón. 

Ngoài ra nếu tâm lý mẹ bầu không tốt có thể sinh ra con bị mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh về thần kinh như: tự kỷ, tăng động, chậm nói, kém thông minh….

6. Tránh lười vận động

Việc mẹ bầu quá lo sợ những tổn thương có thể xảy ra cho thai nhi khi vận động và quyết định nằm trên giường cả ngày có thể khiến mẹ bầu gặp rắc rối về sức khỏe.

Tuy nhiên việc vận động cũng cần hợp lý kể cả với những môn thể thao được khuyến khích như yoga, đi bộ hay bơi lội… Vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày là tốt nhất.

7. Tập thể dục thể thao quá sức

Thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ là cần thiết nhưng nếu mẹ vẫn đam mê theo đuổi các môn thể thao nặng khi mang thai như leo núi, chạy việt dã, lướt sóng… thì không nên dù ở thời điểm nào của thai kỳ.

Thậm chí với những môn thể thao vốn dành cho thai phụ như: bơi lội, tập yoga, đi bộ… thì mẹ cũng nên nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt, không nên ráng tập.

8. Cẩn thận với việc nhà

Công việc nhà thường là việc của phái yếu. Nhưng những việc như rửa chén, lau dọn nhà… đối với mẹ bầu cũng cần có nhiều thay đổi.

Mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh vì hóa chất có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy dùng bao tay để bảo vệ mình. Mẹ cũng không nên làm các công việc mà yêu cầu phải rướn người quá sức như lau cửa sổ hay lau quạt trần. Nếu phải lau một diện tích lớn sàn nhà thì mẹ nên nghỉ giữa hiệp 5 đến 10 phút.

9. Không kiêng khem tình dục nhưng phải cẩn thận

Tình dục an toàn trong thời gian bầu bí không chỉ là dùng bao cao su. Đây là thời điểm mẹ bầu không cần kiêng khem quá mức chuyện “yêu” nhưng việc tìm hiểu các tư thế phù hợp và cả những cách âu yếm nhau phù hợp là việc cần thiết.

Tuy nhiên, đối với những mẹ có tiền sử động thai hoặc sức khỏe không được tốt thì nên kiêng hẳn chuyện này nhé!

10. Không được thiếu nghỉ ngơi

Hầu như phụ nữ mang thai hiện nay đều phải làm việc đến những tháng trong tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng khi mang thai, cơ thể bạn trở nên dễ mệt mỏi hơn. Vì vậy hãy dành thời gian hợp lý để cơ thể hồi phục. Đừng làm việc quá sức trong thời gian này và đừng nên làm những công việc buộc bạn phải đứng quá lâu.

Hơn nữa, khi nghỉ ngơi tốt nhất mẹ bầu nên nằm nghiêng để tránh áp lực của thai nhi lên xương sống và tĩnh mạch.

11. Thức quá khuya

Thức khuya là thói quen của một số người. Nếu bạn “một thân một mình” thức đêm đã không nên. Nhưng khi bạn có “hai mình” rồi thì thức đêm rất có hại cho sức khỏe cả mẹ lẫn con, bởi thức đêm nhiều có thể làm tăng tình trạng phù nề và stress ở mẹ, ảnh hưởng đến tâm lý sau này của con.

12. Cân nhắc khi làm đẹp

Nhiều mẹ có thói quen làm đẹp, nhưng khi mang thai thì nên hạn chế bởi một số chất hóa học có trong các loại mỹ phẩm có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên nếu do yêu cầu công việc đòi hỏi phải trang điểm hàng ngày, mẹ nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ các dòng mỹ phẩm để tránh tác động không tốt đến thai nhi.

Ngoài ra giày cao gót, quần áo bó sát cũng là những phục trang mẹ không nên chọn khi mang thai. Bởi giày cao gót sẽ dễ gây té ngã, quần áo bó sát có thể khiến thai nhi chậm phát triển

13. Tắm nước nóng

Một số mẹ thích tắm nước nóng. Nhưng không chỉ là nước nóng mà bất cứ môi trường nào có nhiệt độ cao như: xông hơi, suối nước nóng, nắng nóng… đều không tốt cho thai nhi.

14. Tránh xa chó mèo

Toxoplasmosis là một loại vi khuẩn có trong chó mèo và gây ra những biến dị thai nghiêm trọng. Do đó trong thời kỳ mang thai tốt nhất mẹ bầu nên tránh xa chó mèo và những nơi nuôi chó mèo trong nhà cũng nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu.

15. Không để tăng cân quá mức

Mẹ bầu gầy còm thì đáng lo nhưng mẹ bầu béo phì cũng đáng lo tương tự. Béo phì gây ra một số bệnh như tiểu đường trong thai kỳ hay chứng khó sinh ở thai phụ.

Do đó mẹ bầu cần phải kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai. Các biện pháp hữu hiệu giúp cho mẹ bầu là lên chế độ ăn uống hợp lý, vận động và khống chế các cơn thèm ăn của mình.

Nguồn: yeutre.vn

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Khám phá những điều thú vị về nhau thai

Bạn đã biết gì về nhau thai? Là một bộ phận không thể thiếu giúp truyền dinh dưỡng từ người mẹ sang thai nhỉ. Dưới đây là 10 điều thú vị mà bạn nên biết về nhau thai:

1/ Nhau thai được tạo thành từ 50% tế bào của mẹ và 50% tế bào của bé. Thông thường, trọng lượng của nhau thai sẽ bằng 1/6 tổng trọng lượng của bé.



2/ Một nghiên cứu mới đây cho thấy, thông qua nhau thai, thai nhi có thể “gửi” một phần tế bào phôi thai mang DNA của mình vào cơ thể mẹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của một số tế bào phôi thai trong máu, xương, da, thận và gan của một số phụ nữ, những người thậm chí đã kết thúc thai kỳ của mình cách đây 20 năm. Các chuyên gia cũng cho rằng, chính những tế bào này sẽ giúp “chữa trị” mỗi khi người mẹ cảm thấy không khỏe. Một số bằng chứng khác cũng cho thấy, các tế bào này cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi…

3/ Đóng vai trò trung gian, truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang cho thai nhi, nhau thai là phần không thể thiếu để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

4/ Là cơ quan duy nhất được cơ thể sử dụng 1 lần trong giai đoạn thai nghén, và không “tái sử dụng”. Thông thường, sau khi sinh khoảng 30-60 phút, tử cung sẽ co bóp và đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sót nhau do nhau thai bám sâu, bám vào vết sẹo gây đau đớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

5/ Khi mang thai, chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi hơn hẳn. Mẹ có biết, thủ phạm chính gây nên điều này là gì không? Chính nhau thai là nơi sản sinh ra các loại hoóc-môn trong thai kỳ. Vì vậy, nếu muốn “đổ tội”, bầu đã biết tìm ở đâu rồi nhé!

6/ Ngay từ lúc trứng bắt đầu được thụ tinh, các tế bào nhau thai cũng được hình thành trong cơ thể người mẹ.

7/ Nghe có vẻ rất kinh dị và dã man, nhưng thực tế, không chỉ động vật ăn hết nhau thai sau sinh, ở một vài nơi trên thế giới, nhiều người xem nhau thai như một “thần dược” tăng cường sức khỏe, dưỡng da và làm đẹp.

8/ Nhau thai là cơ quan đặc biệt, và nó thể hiện đặc tính riêng của mỗi cá nhân. Giống như thai nhi, mỗi nhau thai sẽ khác nhau cả về hình dạng, kích thước, vị trí .

9/ Tuy đảm nhận “nhiệm vụ” lọc độc tố, và bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng nhưng nhau thai không phải là “tấm lá chắn” 100% bởi vẫn có những chất độc hại vẫn có thể “len lỏi” và làm hại thai nhi. Bên cạnh đó, nhau thai cũng không ngăn ngừa được các loại vi-rút gây bệnh như Rubella.

10/ Vào tuần thai thứ 40, nếu quá trình chuyển dạ vẫn chưa xảy ra, bánh nhau sẽ xuất hiện tình trạng can-xi hóa rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu tháng thứ 1

Nhận được tin mang thai chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng đều vui mừng điều đó đồng nghĩa với việc sinh hoạt hàng ngày cần có sự thay đổi để giúp thai nhi phát triển. Trong những tháng này chế độ ăn uống cần được đặc biệt quan tâm giúp cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Đến cuối tháng này, trứng được thụ tinh đã làm tổ, thai nhi đã ở trong bụng mẹ được 2 tuần. Nhu cầu dinh dưỡng trong tháng này cũng không có thay đổi quá nhiều so với trước khi mang thai.

Trước hết, trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ cần giữ nguyên tắc ăn uống cân bằng, đủ chất, đủ lượng, phải đảm bảo việc hấp thu các chất cơ bản như protein, sắt, canxi, vitamin,... Đồng thời, phải dựa vào đặc điểm khác nhau của từng giai đoạn mang thai để sắp xếp việc ăn uống cho hợp lý.



Trong giai đoạn này, vấn đề ăn uống cũng không cần phải thay đổi quá nhiều so với trước khi mang thai, nhưng cần phải chú ý cân bằng dinh dưỡng, chú trọng chất nhiều hơn lượng.

Vitamin B11 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, sinh trưởng và tổng hợp axit nucleic, có thể ngăn ngừa dị tật ở ống thần kinh. Hàm lượng vitamin B11 có trong cam, táo, các loại rau lá xanh tương đối cao. Thai phụ nên ăn nhiều những loại thức ăn này, cũng có thể uống vitamin B11 theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi đã mang thai, cũng không nên tùy ý ăn nhiều, trong suốt quá trình mang thai, cần phải tăng cường kiểm soát trọng lượng của cơ thể. Tốt nhất là nên cân thể trọng mỗi tuần một lần. Ở giai đoạn đầu (mang thai từ 1 – 3 tháng), mỗi tuần nên tăng 100 – 300g là tốt nhất.

Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein.

Các món ăn chế biến với thịt heo

- Thịt heo xào hành ớt

- Thịt heo chiên muối ớt

- Thịt heo chua ngọt

Các món chế biến với thịt bò

- Súp khoai tây hầm thịt bò

- Thịt bò cuộn rau củ

- Nui xào thịt bò

Các món ăn chế biến từ thịt gia cầm

- Đùi gà sốt tiêu

- Đùi gà tẩm xì dầu quế hồi

Các món ăn chế biến từ động vật thân mềm

- Cá hồi sốt dứa

- Nghêu sò cho bà bầu