Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Trong tháng này, áp lực của tử cung đối với cơ quan nội tạng càng lớn. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất của thai phụ, nên bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh con. Hãy cố gắng một chút, thắng lợi đang ở trước mắt bạn.

1/ Nhu cầu calorie

Bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kỳ cho đến khi sinh, bầu sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày, và có thể tăng thêm khoảng 1,4 đến 1,8kg trong tháng thứ 9 của thai kỳ. Tổng trọng lượng cơ thể tăng thêm trong thời gian mang thai phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể trước khi mang thai và chiều cao của bạn. Vì thai nhi phát triển nhanh hơn, bạn có thể cảm thấy mình nhanh no hơn khi ăn. Thay vì ăn ba bữa lớn, mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn, và cố gắng ăn cái gì đó mỗi hai tiếng đồng hồ.



2/ Nhu cầu sắt

Hấp thu đủ sắt khi mang thai rất quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và con. Khi mang thai, lượng máu tăng cao, dẫn đến hàm lượng huyết tương tăng đến mức có thể khiến hồng cầu bị pha loãng. Hồng cầu rất quan trọng trong việc vận chuyển khí ôxy cho mẹ và bé. Sắt tạo ra hồng cầu mới, và nếu không nạp đủ sắt khi mang thai, nguy cơ bị thiếu máu rất cao, bầu nhé!

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng sắt cần thiết từ thịt, đậu, trái cây khô, rau lá xanh, ngũ cốc tăng cường và trứng. Với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc sắt nếu thấy bạn cần bổ sung chất này.

3/ Nhu cầu canxi

Ngoài sắt, canxi là một dưỡng chất quan trọng khác trong tháng thứ 9 của thai kỳ. Bắt đầu từ tháng thứ 8 và tiếp tục đến tháng thứ 9, xương của bé đang trong quá trình hình thành. Sữa, phô mai, sữa chua, rau lá xanh, bông cải xanh, cam, nho khô, ngũ cốc tăng cường, đậu hũ, cá hồi đóng hộp có xương, hạnh nhân, đậu, và trứng đều là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Đừng bỏ qua những thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu của mình, bạn nhé!

4/ Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Khi quyết định ăn gì trong tháng thứ 9 của thai kỳ, bầu nên tiếp tục cân nhắc xem những dưỡng chất nào sẵn có cho bạn và con. Chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít chất béo.

Nếu bác sĩ khuyên nên tăng cân chậm hơn trong giai đoạn này, mẹ bầu nên nhìn lại chế độ ăn uống của mình. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và đường như nước ngọt, món ngọt tráng miệng, thức ăn chiên xào, kẹo và phô mai. Mẹ nên nhớ rằng dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào bạn và chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với sức khỏe của bé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét