Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

Trong tháng này, phôi thai còn nhỏ, chưa đòi hỏi một lượng dinh dưỡng lớn, nên nếu không muốn ăn thì bạn cũng đừng ép mình quá. Hãy đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết và thay đổi chút ít thói quen ăn uống sẽ giúp bản thân thoát khỏi áp lực này.

Trong giai đoạn này, mỗi thai phụ sẽ có phản ứng mang thai ở các mức độ khác nhau, ăn uống đúng cách có thể làm giảm bớt phản ứng mang thai. Ăn bánh quy hoặc bánh mì vào mỗi buổi sáng, ăn ít nhưng nhiều lần, nên ăn những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa. Uống một ít sữa, uống nước vừa đủ vì uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm phản ứng mang thai càng nghiêm trọng hơn.



Hạn chế ăn những món ăn có nhiều chất kích thích, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh tiếp xúc với khói dầu chiên xào, các món ăn như cháo đậu xanh, cà rốt chua ngọt, canh chua trứng,... thường có tác dụng tốt đối với phản ứng mang thai bình thường. Đồng thời, thai phụ cũng nên thay đổi thói quen ăn uống của mình một chút, giải phóng mình ra khỏi áp lực không ăn không được, khi muốn ăn thì cứ ăn thoải mái, như thế sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, giảm bớt cơn buồn nôn.

Trong giai đoạn này cần tiếp tục bổ sung vitamin B11, cố gắng ăn nhiều rau lá xanh.

Bổ sung vitamin E vì vitamin E có tác dụng phòng ngừa sẩy thai rất hiệu quả. Vitamin E có chứa trong bắp, các loại ngũ cốc, rau lá xanh, bông cải, cà chua, hạch đào,... Thai phụ nên ăn nhiều những loại thức ăn này.

Bổ sung protein. Những thay đổi trong cơ thể thai phụ, lượng máu tăng, khả năng miễn dịch của cơ thể đều cần protein. Trong thời gian mang thai, lượng protein hấp thu mỗi ngày phải cao hơn so với trước khi mang thai khoảng 50g.

Những năm gần đây, theo nghiên cứu của các chuyên gia, thức ăn và thuốc có vị chua là một trong những nhân tố gây ra thai dị hình. Bởi vì, phần lớn thực phẩm có axit có thể làm giảm độ kiềm trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều thức ăn có chứa axit, có vị chua.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét